11 04-2024

Cách ứng phó với Nước mặn ở Cai Lậy Tiền Giang


Nước mặn tại Cai Lậy, Tiền Giang đã gây ra nhiều ảnh hưởng đáng kể đối với cuộc sống hàng ngày của bà con, đặc biệt là trong việc trồng cây sầu riêng. Trong thời gian gần đây, tình trạng nước mặn ở Cai Lậy đã trở nên ngày càng nghiêm trọng và lan rộng hơn, mặc dù bà con đã có những biện pháp ứng phó và kinh nghiệm tích lũy qua nhiều năm. Hãy cùng Wepar khám phá các phương pháp hiệu quả nhất để đối phó với vấn đề này.

>> Xem thêm:

Xử lý nước mặn xâm nhập vườn sầu riêng ở Tiền Giang

Hệ thống xử lý nước bị nhiễm mặn, nước lợ ở Tiền Giang

Tình hình nước nhiễm mặn ở Cai Lậy, Tiền Giang

Hiện tại, mức độ mặn trên sông Tiền đoạn chảy vào các xã thuộc khu vực huyện Cai Lậy, Tiền Giang có sự biến động như sau: tại xã Phú Phong, huyện Châu Thành, mức độ mặn đạt 1,15 gam/lít; tại xã Tam Bình, huyện Cai Lậy, mức độ mặn là 0,5 gam/lít; tại xã Ngũ Hiệp, mức độ mặn là 0,4 gam/lít.

Theo dự báo, xâm nhập mặn mùa khô năm 2023 – 2024 có khả năng xuất hiện sớm, ảnh hưởng sâu và kéo dài. Đứng trước tình hình này, UBND huyện Cai Lậy đã chủ động xây dựng kịch bản với các cấp độ xâm nhập mặn để có phương án ứng phó hiệu quả. 

Chính quyền địa phương tham quan vườn trái cây để có biện pháp ứng phó với nhiễm mặn
Chính quyền địa phương khảo sát vườn trái cây để có biện pháp ứng phó với nhiễm mặn.

Tại huyện Cai Lậy, ngành nông nghiệp chủ yếu tập trung vào trồng trọt cây ăn trái: 

  • Huyện này sở hữu hơn 15.700 ha vườn cây ăn trái, tập trung chủ yếu ở các xã phía Nam của Quốc lộ 1, trong đó có khoảng 10.500 ha vườn chuyên canh sầu riêng. Trong vụ Đông Xuân năm 2023 – 2024, nông dân ở các xã phía Bắc của Quốc lộ 1 đã gieo sạ hơn 6.600 ha đất để trồng lúa và rau màu. Ngoài việc tập trung vào sản xuất, chính quyền địa phương và bà con nông dân đặc biệt quan tâm đến công tác phòng chống hạn hán và xâm nhập mặn.
  • Cây sầu riêng rất nhạy cảm với nước mặn. Khi phun tưới nước có độ mặn trên 0,5 gam/lít, cây có thể suy kiệt, dẫn đến nguy cơ rụng lá. Thậm chí, khi sử dụng nước có độ mặn từ 0,3 gam/lít, cây sầu riêng cũng có thể bắt đầu bị ảnh hưởng đến lá và chồi mầm. Đáng chú ý là các xã như Phú Phong (huyện Châu Thành), Tam Bình và Ngũ Hiệp (huyện Cai Lậy) có hàng trăm hecta vườn sầu riêng được trồng ven sông Tiền.

Cách ứng phó nước nhiễm mặn ở Cai Lậy, Tiền Giang

Có rất nhiều cách để ứng phó hạn mặn mà bà con có thể áp dụng để phục vụ tưới cây, sinh hoạt,… Dưới đây là các cách đang được bà con sử dụng hiệu quả.

Sửa chữa hệ thống cống đập, kênh mương và đắp đập ngăn nước mặn

Tập trung chỉ đạo UBND các xã, thị trấn rà soát, tiến hành sửa chữa các cống đập do huyện và xã quản lý, nạo vét kênh mương, đắp các đập tạm, đảm bảo hệ thống sông rạch thông thoáng, đủ điều kiện tích trữ nước an toàn cho sản xuất. Đồng thời, thường xuyên cập nhật tình hình xâm nhập mặn để cung cấp thông tin cho bà con.

Đắp đập ngăn mặn xã Tam Bình (Cai Lậy, Tiền Giang)
Đắp đập ngăn mặn xã Tam Bình (Cai Lậy, Tiền Giang). ( Nguồn ảnh từ TTXVN)

Đối với hai xã Tân Phong và Ngũ Hiệp, huyện Cai Lậy đã được xây dựng 19 đập tạm ngăn nước mặn. Việc sử dụng các hệ thống đập và điều hoà lưu lượng nước thông qua các kênh rạch đã trở thành biện pháp chính để kiểm soát tình hình nước mặn. Tuy nhiên, việc ngăn chặn nước mặn cũng có thể gây ra tình trạng thiếu hụt nước tại các hệ thống kênh rạch.

Giải pháp ứng phó nước nhiễm mặn cho vườn trái cây

Đối với các vườn cây sầu riêng hay các loại cây ăn trái khác nằm ở phía Bắc tỉnh lộ 864 ở huyện Cai Lậy, Châu Thành, tỉnh Tiền Giang đã được các cống ngăn mặn đóng kín, nguồn nước ngọt bên trong kênh thủy lợi khá dồi dào nên cây đang phát triển tốt, hứa hẹn mùa bội thu. Các vườn cây tại đây chủ yếu sử dụng nước trong mương vườn và ngoài sông Tiền để phun tưới cho cây.

Trữ nước ngọt trong mương vườn để phun tưới cho cây
Trữ nước ngọt trong mương vườn để phun tưới cho cây.

Với sự gia tăng của nước mặn xâm nhập, đồng thời nguồn nước dự trữ trong mương vườn đang dần cạn kiệt, nhiều vườn cây đang gặp phải tình trạng thiếu hụt nguồn nước ngọt. Để giải quyết vấn đề này, các hộ dân đã chọn lựa các giải pháp sau:

  • Trữ nước ngọt trong các hồ chứa trước giai đoạn nhiễm mặn, để có nước ngọt dùng tạm qua mùa mặn.
  • Mua nước ngọt từ khu vực khác tới để dùng.
  • Trang bị hệ thống xử lý nước nhiễm mặn đáp ứng phục vụ lượng nước ngọt tưới tạm thời hoặc lọc kết hợp với dự trữ nước để có lượng nước đủ dùng.

Tuỳ thuộc vào nhu cầu sử dụng nước ngọt, độ nhiễm mặn cũng như sự tương thích của cây trồng tại khu vực mà lựa chọn giải pháp ứng phó với nước mặn ở Cai Lậy hiệu quả.

Xử lý nước nhiễm mặn thành nước ngọt

Đối với độ mặn đo được tại các xã, việc lựa chọn phương án xử lý nước nhiễm mặn thành nước ngọt phục vụ sử dụng là phương án hết sức khả thi, bởi:

  • Khả năng xử lý mặn tối ưu và có thể dự phòng khi nhiễm mặn diễn biến xấu hơn.
  • Tận dụng các nguồn nước sông, nước giếng qua hệ thống lọc thành nước sạch dùng cho ăn uống, sinh hoạt,… đảm bảo yếu tố sức khoẻ và trữ lượng nước. 
  • Tái kích hoạt động sau các đợt nhiễm mặn hiệu quả và dùng được xuyên suốt các khoảng thời gian còn lại trong năm.

Giải pháp ứng phó hạn mặn miền Tây của Wepar

Như chúng ta đã biết, một giải pháp hiệu quả và tự chủ nhất trong việc ứng phó với tình trạng nước mặn ở Cai Lậy, Tiền Giang và các tỉnh miền Tây là trang bị máy lọc nước nhiễm mặn.

Đối với sử dụng cho sinh hoạt, ăn uống gia đình có thể lựa chọn sử dụng máy lọc nước công suất dao động từ 10-100 lít/giờ là chủ yếu. Tuy nhiên, đối với nguồn nước nhiễm mặn, bà con cần lưu ý lựa chọn công suất máy lớn hơn để có thể lọc hiệu quả. Tránh trường hợp, muối tích tụ gây nghẹt màng làm giảm công suất lọc. 

Máy lọc nước gia đình dùng cho nước nhiễm lợ được Wepar lên cấu hình phù hợp để dùng, vừa có khả năng lọc được nước nhiễm lợ < 4000ppm và vừa có khả năng cho chất lượng nước ngọt, vị tinh khiết khi sử dụng.

Đối với hình thức sử dụng cho tưới cây, trồng trọt cần công suất lớn thì Wepar khuyến cáo khách hàng sử dụng hệ thống lọc nước RO công nghiệp để đảm bảo lưu lượng nước dùng thường xuyên và liên tục. 

Hệ thống lọc nước RO công nghiệp xử lý nước nhiễm mặn hiệu quả
Hệ thống lọc nước RO công nghiệp xử lý nước nhiễm mặn hiệu quả.

Dù là máy lọc nước cho gia đình hay hệ thống lọc quy mô công nghiệp, một hệ thống lọc nước xử lý nước nhiễm mặn không chỉ đảm bảo chất lượng nước đầu ra mà còn có thể áp dụng rộng rãi trong nhiều tính chất nước hơn. Và hơn hết, Wepar luôn đồng hành với khách hàng khi:

  • Có sự thay đổi, biến đổi nguồn nước.
  • Vận hành hệ thống trong suốt thời gian sử dụng.
  • Đáp ứng kịp thời từ giai đoạn lắp đặt cho tới khi có các sự cố phát sinh không mong muốn.

Cách ứng phó với nước mặn ở Cai Lậy, Tiền Giang nói riêng và các tỉnh trên khắp cả nước nói chung đều có những đặc thù về khu vực địa lý và mong muốn sử dụng. Vì vậy, hãy liên hệ ngay Wepar để được tư vấn và thiết kế hệ thống lọc nước tối ưu nhất.

Xem thêm các video về hệ thống xử lý nước mặn của Wepar dưới đây:

>> Xem thêm:

Hệ thống xử lý nước nhiễm mặn, chuyển nước mặn thành ngọt

Hơn 100.000 hộ dân bị ảnh hưởng nhiễm mặn ở Bến Tre, Tiền Giang

Chat ngay