7 04-2024

Hệ thống xử lý nước bị nhiễm mặn, nước lợ ở Tiền Giang


Trước tình hình nước nhiễm mặn ở Tiền Giang đang diễn ra nhanh chóng và có chiều hướng ảnh hưởng sâu đến khắp diện rộng, nên việc lắp đặt hệ thống xử lý nước nhiễm mặn và nước lợ tại khu vực này đang là vấn đề cấp thiết, cần được quan tâm và hành động kịp thời. Hãy cùng Wepar tìm hiểu hệ thống xử lý nước nhiễm mặn ở Tiền Giang để hỗ trợ bà con tại khu vực và các tỉnh khác của miền Tây nhé.

>> Xem thêm:

Cập nhật Tình hình nước mặn ở Tiền Giang mới nhất

Hệ thống xử lý nước nhiễm mặn, chuyển nước mặn thành ngọt

Nước nhiễm mặn ở Tiền Giang – Vấn đề cấp thiết cần được trang bị hệ thống xử lý nước

Trong thời gian gần đây, tình trạng nước nhiễm mặn tại Tiền Giang nói riêng và các tỉnh miền Tây nói chung đã gây ra những tác động đáng kể đến đời sống và sinh hoạt hằng ngày của người dân địa phương.

Xâm nhập mặn cùng với nắng nóng đã gây ra tình trạng thiếu hụt nguồn nước ngọt dự trữ, dẫn đến khan hiếm nước sạch sử dụng cho bà con trong khu vực. Bên cạnh đó, việc ứng phó với hạn mặn bằng cách đóng các đê đã gây ra hiện tượng triều cường, ảnh hưởng đến đời sống bà con khu vực xung quanh.

Tùy thời gian và mức độ khác nhau, độ mặn bị nhiễm sẽ gây ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt, ăn uống, trồng trọt và chăn nuôi. Để cải thiện nguồn nước ngọt, nhiều biện pháp được đề ra như: sử dụng các hệ thống xử lý nước nhiễm mặn, đóng đê ngăn mặn, xây dựng các hồ chứa dự trữ nước ngọt,… và thậm chí là chở nước ngọt từ khu vực khác tới những khu vực chịu ảnh hưởng nhiễm mặn. Những biện pháp này được triển khai đồng bộ và song song nhằm đảm bảo cung cấp nước ngọt và ngăn chặn những vấn đề mất an sinh xã hội.

Người dân lấy nước sạch về dự trữ để sử dụng nấu ăn, sinh hoạt
Người dân lấy nước sạch về dự trữ để sử dụng nấu ăn, sinh hoạt. (Nguồn ảnh từ Vnxpress)

Ngoài các biện pháp được thực hiện từ phía chính quyền và các cơ quan ban ngành, một giải pháp thiết thực nhất là trang bị hệ thống lọc nước để xử lý nước nhiễm mặn tại các điểm sinh hoạt chung hoặc từng hộ dân ở Tiền Giang và các khu vực khác. Giải pháp này đã được đưa ra và đẩy nhanh tiến độ thực hiện qua nhiều năm, nhằm giải quyết tình trạng cấp bách của nước nhiễm mặn.

Hệ thống xử lý nước bị nhiễm mặn, nước lợ ở Tiền Giang phù hợp nhất

Trong những năm gần đây, diễn biến nhiễm mặn xảy ra thường xuyên và ảnh hưởng sâu rộng hơn. Do đó, việc trang bị các hệ thống xử lý nước nhiễm mặn tại Tiền Giang cũng đã được nhiều người dân ở địa phương chú ý và đầu tư khá nhiều.

Một hệ thống xử lý nước nhiễm mặn tốt sẽ cần tối ưu 03 cấu trúc quan trọng để không chỉ sử dụng cho mùa nước mặn năm nay mà còn dùng được cho nhiều năm khác. Hệ thống không chỉ đáp ứng nhu cầu trong thời kỳ nước nhiễm mặn mà còn tối ưu nguồn nước cho khu vực ở các mùa khác, nhằm cải thiện tính chất nước và cung cấp nước sạch sử dụng.

Hệ thống tiền xử lý nguồn nước nhiễm mặn

Nước nhiễm mặn tại Tiền Giang thường được xác định qua các đặc trưng của nguồn nước đầu vào, bao gồm:

  • Hàm lượng nhiễm lợ, nhiễm mặn dao động trung bình từ 1000 – 4000 ppm.
  • Đi kèm với việc nhiễm mặn, nhiễm lợ là nguồn nước đặc trưng có hàm lượng canxi dưới dạng gốc muối hoà tan nhiều trong nước. Khi sử dụng lâu ngày, dễ đóng cặn bám trên các thiết bị dụng cụ sử dụng.
  • Thường có dấu hiệu của nguồn nước nhiễm phèn với mức độ phèn tuỳ thuộc vào nguồn nước đầu vào. 
  • Các nguồn nước lấy vào từ sông Tiền, sông Hàm Luông,… thường có hàm lượng phù sa lớn, độ đục cao và hàm lượng nhiễm mặn cao hơn so với các nguồn nước giếng, nước máy,…
Nguồn nước ở cống tiếp nước Bình Phan, Chợ Gạo (Tiền Giang) đã cạn đáy
Nguồn nước ở cống tiếp nước Bình Phan, Chợ Gạo (Tiền Giang) đã cạn đáy. (Nguồn ảnh từ báo Nhân Dân) 

Đối với các nguồn nước này cần phải qua các bước xử lý như sau:

  • Khi nguồn nước đầu vào được lấy từ sông sẽ được tiền xử lý thông qua quy trình lắng lọc chậm và sử dụng hệ thống thu nước ngăn rác và phù sa,… Tùy khu vực lòng sông thoải hay dốc mà có biện pháp thu nước hiệu quả và cải thiện chất lượng nước ngay từ khi thu vào bể chứa.
  • Hệ thống xử lý nước nhiễm phèn sử dụng các dạng vật liệu xử lý chuyên dụng để loại bỏ phèn có trong nước, kết hợp với khả năng làm trong nước của than hoạt tính để mang lại hiệu quả tối ưu.
  • Nguồn nước nhiễm mặn có độ cứng cao thì sử dụng hệ thống xử lý độ cứng, làm mềm nước là điều kiện cần thiết. Giải pháp xử lý độ cứng của nước hiệu quả nhất chính là dùng vật liệu trao đổi ion để làm mềm nước, loại bỏ gốc muối có độ cứng cao ra khỏi nước.

Dù sử dụng nước máy, nước giếng hay thậm chí là nước sông, khi có dấu hiệu nước nhiễm mặn ở Tiền Giang, việc xác định chính xác mức độ nhiễm mặn và nhiễm lợ của nước là quan trọng. Bên cạnh đó, bà con cũng cần chú ý đến các thông số liên quan như độ đục, màu sắc, độ phèn và hàm lượng vôi độ cứng. Việc xác định các chỉ số này tối ưu nhất thông qua việc kiểm tra và xét nghiệm mẫu nước. Bà con có thể gửi mẫu nước đến các trung tâm kiểm tra hoặc liên hệ với Wepar để được tư vấn xét nghiệm các chỉ tiêu và cung cấp các giải pháp phù hợp nhất.

Hệ thống xử lý nhiễm mặn bằng công nghệ RO

Xử lý thô là một bước quan trọng không thể thiếu trong các hệ thống xử lý nước nhiễm mặn bằng công nghệ lọc RO. Tuy nhiên, quá trình lọc thô không có khả năng loại bỏ hoàn toàn thành phần nước nhiễm mặn, đây là điều mà đa số bà con đang hiểu lầm về công dụng của nó. Việc loại bỏ các gốc muối làm nên độ mặn của nước chỉ được thực hiện và xử lý bởi công nghệ màng lọc RO.

Hiện tại, công nghệ lọc RO đang được áp dụng hiệu quả để xử lý nước nhiễm mặn ở Tiền Giang, với việc điều chỉnh phần trăm độ mặn phù hợp và xử lý các thành phần ô nhiễm một cách tối ưu. Qua quá trình lọc RO, nước nhiễm mặn và nhiễm lợ được chuyển đổi thành nước ngọt có thể sử dụng được.

Hệ thống lọc nước RO Wepar xử lý nhiễm mặn
Hệ thống lọc nước RO Wepar xử lý nhiễm mặn.

Wepar thường áp dụng các giải pháp xử lý nước kết hợp với công nghệ màng lọc RO phù hợp để cung cấp chất lượng nước tốt nhất cho nước nhiễm mặn ở Tiền Giang. Không chỉ cải thiện chất lượng nước thông qua việc kiểm tra chỉ số Clorua và TDS, mà các thành phần khác cũng được xử lý hiệu quả, cả về tỉ số lưu lượng nước lấy và nước thải khi đi qua hệ thống lọc nước. Kết quả là nước sau khi lọc đạt chất lượng tối ưu, có thể sử dụng cho việc ăn uống và sinh hoạt.

Hệ thống xử lý nước cho mục đích ăn uống, uống trực tiếp

Sau khi đi qua quá trình lọc RO, bà con có thể sử dụng nước cho các nhu cầu sinh hoạt và ăn uống. Ngoài ra, nguồn nước đầu ra có thể được sử dụng cho việc uống trực tiếp, bằng cách bổ sung thêm các hệ thống diệt khuẩn và ngăn chặn tái nhiễm khuẩn. Điều này giúp bà con an tâm sử dụng nguồn nước đạt tiêu chuẩn nước uống trực tiếp của BYT mà vẫn tối ưu hóa chi phí đầu tư cho hệ thống.

Khác với một hệ thống lọc nước sản xuất nước đóng bình đóng chai hay hệ thống xử lý nước cho công nghiệp thì hệ lọc xử lý nước bị nhiễm mặn, nước lợ ở Tiền Giang và các khu vực khác sẽ được Wepar thiết kế theo tính chất nguồn nước như sau: 

  • Tối ưu về phương án vận hành và chi phí đầu tư. 
  • Sử dụng các nguyên vật liệu và linh kiện phù hợp cho nguồn nước khu vực và tính chất nguồn nước nhiễm mặn. 
  • Sử dụng rộng rãi cho nhiều nhu cầu khách hàng với các thời điểm sử dụng khác nhau.

Hệ thống xử lý nước nhiễm mặn Tiền Giang là một giải pháp nên được đầu tư đúng lúc, kịp thời để giải quyết tình trạng nhiễm mặn tại khu vực. Khi bà con có nhu cầu xử lý nước nhiễm mặn để phục vụ sinh hoạt, nấu ăn, tưới tiêu, chăn nuôi,… liên hệ ngay Wepar để được tư vấn nhanh chóng.

Tham khảo thêm video lắp đặt hệ thống xử lý nước nhiễm mặn của Wepar dưới đây:

>>Xem thêm:

Cách khử mặn trong nước để sinh hoạt phổ biến nhất hiện nay

Các dụng cụ thiết bị đo độ mặn của nước chuẩn xác nhất

Chat ngay