8 04-2024

Xử lý nước mặn xâm nhập vườn sầu riêng ở Tiền Giang


Nước nhiễm mặn đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt của người dân khu vực Tiền Giang. Việc cung cấp nước ngọt cho sinh hoạt, ăn uống còn hạn chế và lượng nước dự trữ dùng cho các hoạt động trồng trọt lại càng trở nên khan hiếm. Đứng trước tình trạng thiếu nước ngọt cho tưới tiêu thì việc xử lý nước mặn cho vườn sầu riêng lại càng trở nên cấp thiết. Hãy cùng Wepar tìm hiểu hệ thống xử lý nước mặn vườn sầu riêng ở Tiền Giang nhé.

>> Xem thêm:

Hệ thống xử lý nước nhiễm mặn, chuyển nước mặn thành ngọt

Cách nhận biết nước nhiễm mặn và phương pháp xử lý

Thực trạng nước nhiễm mặn ảnh hưởng đến trồng trọt tại tỉnh Tiền Giang

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang cho biết, địa phương có khoảng 35.000 ha cây ăn trái, bao gồm sầu riêng, cây có múi, vú sữa,… mẫn cảm với mặn cần được bảo vệ. Trong đó, có 22.000 ha sầu riêng đặc biệt mẫn cảm với mặn, chiếm hơn 60% diện tích trồng cây ăn quả. 

Để ứng phó với tình trạng hạn mặn, ngoài các giải pháp công trình đã được đầu tư trong thời gian qua, các giải pháp phi công trình cũng được các ngành và địa phương tập trung triển khai. Những giải pháp này không chỉ phục vụ nhu cầu nước ăn uống, sinh hoạt mà còn đáp ứng cho các hecta đất trồng cây ăn trái. Mục tiêu là tránh ảnh hưởng đến sản lượng và chất lượng cây trồng, đặc biệt là trong những thời điểm nhạy cảm về chất lượng nguồn nước.

Tưới tiêu cây sầu riêng để giúp cây khỏe, phát triển mạnh.
Tưới tiêu cây sầu riêng để giúp cây khỏe, phát triển mạnh.

Tại các vùng trọng điểm trồng sầu riêng, việc tăng cường tập huấn rộng rãi về các biện pháp bảo vệ vườn cây ăn trái trước hiện tượng xâm nhập mặn đã được thực hiện. Tình hình sản xuất và thu hoạch các loại cây trồng tại những vùng có nguy cơ chịu ảnh hưởng của xâm nhập mặn được theo dõi chặt chẽ, giúp nông dân áp dụng đồng bộ các giải pháp bảo vệ cây trồng trong mùa khô như:

  • Chủ động tích trữ nước ngọt phục vụ sản xuất, đảm bảo đủ nước tưới cho cây trồng trong mùa nắng nóng.
  • Cung cấp dinh dưỡng hợp lý theo nhu cầu cây trồng.
  • Tăng cường sử dụng vật liệu hữu cơ như rơm rạ, cỏ khô giữ ẩm cho cây,…

Việc chủ động tích trữ nước ngọt để sử dụng là giải pháp tạm thời, không đảm bảo chất lượng trong dài hạn. Trong thời gian dài thiếu hụt nước kèm với thời tiết nắng nóng, có thể làm cho trữ lượng nước ngọt bị bốc hơn nhanh chóng.

Việc xử lý nước mặn thành nước ngọt là một giải pháp quan trọng để giúp bà con có nguồn nước sạch, đảm bảo an toàn cho việc tưới cây. Đặc biệt là với các loại cây nhạy cảm như cây Sầu Riêng, được bà con nông dân khu vực luôn quan tâm.

Xử lý nước mặn vườn sầu riêng cần lưu ý gì?

Vào giai đoạn năm 2020 – 2021, thời điểm đặc biệt căng thẳng của hạn hán, Wepar đã hợp tác với nhiều chủ vườn cây ăn trái, cây sầu riêng và hoa màu trong các khu vực bị nhiễm mặn. Tình hình chung của bà con là lượng nước ngọt chỉ được phục vụ nhỏ giọt, nhằm mục đích đáp ứng khả năng cung cấp nước cho duy trì sự sống của cây. Điều này đã ảnh hưởng đáng kể đến hệ thống cây trồng.

Vườn cây sầu riêng ven sông Tiền nước trong mương bị xâm nhập mặn
Vườn cây sầu riêng ven sông Tiền nước trong mương bị xâm nhập mặn. (Nguồn ảnh từ báo VOV)

Đối với cây sầu riêng, giới hạn chịu được độ mặn cần đạt được là tối đa 300ppm. Đối với độ mặn lớn hơn sẽ ảnh hưởng trực tiếp với các loại cây trồng và cây sầu riêng. Cũng như tuỳ từng giai đoạn phát triển như: nuôi dưỡng chất trưởng thành, ra hoa, đậu trái, nuôi dưỡng trái,… thì cây sầu riêng cần một lượng nước với khả năng chịu mặn nhất định. 

Không chỉ với cây sầu riêng mà còn đối với các loại cây kiểng, cây vú sữa,… đều có giới hạn chịu đựng mặn nhất định.

Miền Tây là khu vực dẫn đầu về trồng cây ăn trái và cây nhiệt đới của nước ta. Thời điểm chuẩn bị cho thu mùa vụ và bắt đầu một mùa vụ mới thường là thời gian xâm nhập mặn diễn ra. Vì vậy, việc xử lý nước nhiễm mặn không chỉ xảy ra trong một mùa duy nhất hoặc trong một năm duy nhất.

Hệ thống xử lý nước nhiễm mặn phục vụ trồng trọt

Trong trồng trọt, việc xử lý nước nhiễm mặn là một yếu tố quan trọng để bảo vệ sự sống và phát triển của cây trồng. Cùng Wepar tìm hiểu hệ thống xử lý nước mặn đang được áp dụng để phục vụ nhu cầu trồng trọt hiệu quả cho bà con nông dân sau đây.

Hệ thống xử lý nước nhiễm mặn phục vụ tưới tiêu cây trồng
Hệ thống xử lý nước nhiễm mặn phục vụ tưới tiêu cây trồng.

Ưu điểm của hệ thống xử lý nước nhiễm mặn

  • Xử lý hiệu quả nguồn nước nhiễm lợ, nhiễm mặn, kèm theo đó có thể dùng được cho các hoạt động khác khi đầu tư cùng 01 hệ thống như sinh hoạt, uống trực tiếp,…
  • Giải quyết nhanh chóng, kịp thời nguồn nước bị nhiễm mặn.
  • Không tốn quá nhiều thời gian và diện tích khi lắp đặt. 
  • Sau mùa nước nhiễm mặn, vẫn có thể tiếp tục sử dụng cho các nguồn nước khác.

Nhược điểm của hệ thống xử lý nước nhiễm mặn

  • Chi phí đầu tư ban đầu để xử lý nguồn nước mặn vườn sầu riêng khá cao.
  • Cần có chi phí vận hành hệ thống trong quá trình sử dụng. 
  • Đối với nguồn nước có độ mặn lớn cao hơn 8000ppm hay 8ppt thì việc xử lý nước mặn thành nước ngọt hoàn toàn là rất khó hoặc tỉ lệ nước lấy sẽ ít hơn so với các độ nhiễm mặn thấp.

Đặc trưng của hệ thống xử lý nước mặn vườn sầu riêng, cây ăn trái

Để xử lý nước mặn vườn sầu riêng, cây ăn trái thì một hệ thống xử lý nước nhiễm mặn cần có:

  • Sử dụng công nghệ lọc RO là cần thiết và hiệu quả nhất để xử lý nguồn nước nhiễm mặn.
  • Nguồn nước tại Tiền Giang và các tỉnh miền Tây đều có kèm theo vấn đề như nhiễm phèn, nhiễm vôi nên khi xử lý nhiễm mặn cần tối ưu các vấn đề trên. 
  • Tỉ lệ nước lấy được từ công nghệ lọc RO phục vụ cho việc xử lý nước nhiễm mặn sẽ thấp hơn rất nhiều so với các nguồn nước khác. Vì vậy, khi thiết kế hệ thống cần tính toán lượng nước và xây dựng các bể chứa nước phù hợp với chi phí và công suất dùng tưới cây sầu riêng.
  • Thường xuyên kiểm tra mức độ nhiễm mặn trước khi vào hệ thống xử lý và đo lại thông số trước khi tưới cây sầu riêng để đảm bảo mức độ tối ưu cho cây trồng. 
  • Sử dụng màng lọc RO phù hợp cho nước mặn để tránh hiện tượng nhanh nghẹt màng và dễ hư hỏng các máy móc thiết bị. 
  • Lựa chọn đơn vị có kinh nghiệm, chuyên môn trong lĩnh vực xử lý nước để cùng đồng hành với bà con, khắc phục nguồn nước nhiễm mặn hiệu quả.

Wepar tự hào là đơn vị đồng hành tin cậy với hơn 13 năm kinh nghiệm, đã thành công lắp đặt trên 50 dự án xử lý nước nhiễm mặn tại các tỉnh miền Tây đang chịu ảnh hưởng bởi hạn mặn. Với kinh nghiệm lâu năm trong việc xử lý nước, khả năng cung cấp hàng hoá và lắp đặt nhanh chóng, Wepar cam kết sẽ đồng hành cùng bà con nông dân trong việc ứng phó với hạn mặn một cách hiệu quả.

Tham khảo thêm các video xử lý nước nhiễm mặn của Wepar sau đây:

>>Xem thêm:

Cách xử lý nước nhiễm mặn để tưới cây, dùng sinh hoạt

Tư vấn lắp đặt hệ thống lọc nước nhiễm mặn tại miền tây

Chat ngay