Hệ thống xử lý nước nhiễm mặn, chuyển nước mặn thành ngọt
Chuyển nước mặn thành nước ngọt bằng hệ thống xử lý nước nhiễm mặn là chủ đề rất được mọi người quan tâm. Chúng ta hãy tìm hiểu xem một hệ thống để xử lý nước nhiễm mặn có gì đặc biệt và có giá thành ra sao để đầu tư ngăn ngừa việc xâm nhập mặn nhé!
>> Xem thêm:
Cách khử mặn trong nước để sinh hoạt phổ biến nhất hiện nay
Hơn 100.000 hộ dân bị ảnh hưởng nhiễm mặn ở Bến Tre, Tiền Giang
Các dụng cụ thiết bị đo độ mặn của nước chuẩn xác nhất
Tóm tắt
Đặc trưng của nguồn nước nhiễm mặn
Trước khi tìm hiểu về hệ thống xử lý nước nhiễm mặn, hãy cùng Wepar tìm hiểu về đặc trưng của nguồn nước nhiễm mặn nhé! Nước lợ và nguồn nước nhiễm mặn luôn có những trạng thái đặc trưng để người dùng cần có hệ thống xử lý nước nhiễm mặn phù hợp:
- Nước bị nhiễm lợ nhiễm mặn sẽ kéo theo hàm lượng độ cứng lớn, nước cứng kèm theo lợ mặn sẽ gây ra hiện tượng kết tủa muối, đóng tắc các thiết bị sử dụng
- Sử dụng nguồn nước nhiễm mặn thông qua mùi vị sẽ có mùi hăng, vị lợ hoặc thậm chí mặn đối với những khu vực ảnh hưởng độ mặn cao.
- Sử dụng nguồn nước nhiễm mặn cây cối dễ bị cháy lá, không sinh trưởng được và nếu độ mặn vượt ngưỡng chịu đựng của cây trồng sẽ gây chết cây, đối với đất khi có hiện tượng xâm nhập nước mặn sẽ gây mất hàm lượng phù sa, nứt nẻ đất.
Một nguồn nước nhiễm mặn điển hình dù là xâm nhập mặn theo mùa hay ổn định qua các giai đoạn thì cần cân nhắc phương án xử lý nước nhiễm mặn hiệu quả cho bà con khu vực sử dụng.
Chuyển nước mặn thành nước ngọt hiệu quả
Chuyển nước mặn thành nước ngọt bằng phương pháp chưng cất
Đây là cách lọc nước mặn đơn giản được các nhà máy có quy mô lớn sử dụng khá nhiều để khử muối chuyên nghiệp.
Cách thực hiện:
- Đun nước nhiễm mặn, nước mặn ở nhiệt độ 100 độ C sẽ thu được nước ngọt. Cứ 539 kcal nhiệt sẽ thu được 1kg nước ngọt.Tuy nhiên cần có điều kiện lý tưởng về trạng thái ổn định của nhiệt độ, môi trường xúc tác để thu được lượng nước như trên
- Những phân tử nước sẽ bay hơi khi nhiệt độ cao, còn các chất hữu cơ, vô cơ hay còn gọi lại muối còn lại thì không bay hơi kết tủa lại dưới đáy thiết bị.
- Hơi nước được ngưng tụ thành nước tinh khiết có thể sử dụng
Ưu điểm: Mức điện tiêu thụ thấp, sử dụng nhiệt phân tách trực tiếp nên nguồn nước thu được là tinh khiết 100%.
Nhược điểm: Bộ phận trao đổi nhiệt dễ bị đóng cặn tắc nghẽn nên chi phí sửa chữa, bảo trì cao. Cần có chế độ vận hành tối ưu và chế độ thu nước hoá lỏng nước hiệu quả để thu được khối lượng nước mong muốn.
Thí nghiệm chuyển nước mặn thành nước ngọt bằng phương pháp chưng cất (Ảnh minh họa).
Cách lọc nước mặn thành nước ngọt bằng phương pháp trao đổi ion
Trao đổi ion là một phương pháp hiện đại mang lại hiệu quả cao. Tận dụng khả năng trao đổi chất giữa các góc cation và anion khác nhau để xúc tác giữ lại các góc Na+ và Cl- để giảm hàm lượng muối trong nước. Nguyên tắc hoạt động:
- Chế tạo các tấm nhựa trao đổi ion, nước nhiễm lợ nhiễm mặn đi qua bể chứa các tấm nhựa ion dương (cation) và âm (anion).
- Cation Na+ bị tấm nhựa cationit giữ lại và đẩy vào nước ion H+, đồng thời anion Cl- bị anionit hấp thụ và đẩy ion OH- vào nước.
- Nước ra khỏi bể sẽ có hàm lượng Na+ và Cl- nhỏ, nghĩa là có hàm lượng muối NaCl nhỏ và là nguồn nước ngọt có thể sử dụng được. Ion H+ và OH- sẽ hình thành nước tinh khiết.
Ưu điểm của cách lọc nước mặn đơn giản bằng phương pháp trao đổi ion: Đơn giản, dễ thực hiện và không tốn nhiều chi phí.
Nhược điểm: Không loại bỏ được hoàn toàn lượng muối ra khỏi nước, nguồn nước thu được chưa đạt chuẩn tinh khiết hoặc vẫn còn độ lợ mặn của nước. Việc trao đổi góc ion dễ sinh ra tình trạng no của việc hấp thụ và trao đổi vì vậy khi sử dụng phương pháp này cần thường xuyên tái sinh các tấm vật liệu và chi phí thay thế thường khá cao, không thông dụng tại thị trường Việt Nam.
Lọc nước mặn thành nước ngọt bằng màng lọc RO
Đây là phương pháp dùng màng RO thẩm thấu ngược để loại bỏ các ion muối ra khỏi nguồn nước và là phương pháp phổ biến thông dụng cho thị trường sử dụng tại Việt Nam.
Bởi tính chất nguồn nước Việt Nam không chỉ nhiễm mặn mà còn chịu ảnh hưởng bởi phèn, vôi, clo dư cao, hàm lượng phù sa lớn,….. nên việc dùng phương pháp màng lọc RO có thể dùng tối ưu và tăng tính hiệu quả bởi việc phối hợp các hình thức xử lý thô để vận hành được hệ thống không dùng chỉ cho lọc mặn.
Hệ thống xử lý nước nhiễm mặn lọc nước RO tại Bến Tre.
Hệ thống xử lý nước nhiễm mặn WEPAR
Hệ thống xử lý nước nhiễm mặn, chuyển nước mặn thành nước ngọt của Wepar có gì? Khi thực hiện lắp đặt hệ thống lọc nước xử lý nước nhiễm mặn Wepar. Wepar sẽ thực hiện các bước sau:
- Đánh giá tính chất nguồn nước, xác định độ mặn chính xác và khấu hao mức độ nhiễm mặn tại khu vực
- Đánh giá tìm hiểu công suất mong muốn sử dụng và mức độ nhiễm mặn thường xuyên hay bất chợt để đưa ra hệ thống lọc nước phù hợp
- Báo giá, lên sơ đồ phương án xử lý
- Khảo sát mặt bằng và các thiết bị dụng cụ để tiến hành lắp đặt hệ thống
- Hướng dẫn vận hành, theo dõi trong suốt quá trình sử dụng.
Hệ thống lọc nước RO lọc nước nhiễm mặn đầy đủ
Một hệ thống xử lý nước nhiễm mặn trải qua nhiều công đoạn xử lý khác nhau tuỳ thuộc vào tính chất nguồn nước. Nếu chỉ dùng mỗi màng lọc RO thì sẽ rất nhanh xảy ra hiện tượng nghẹt màng, vì vậy cần phối hợp:
- Hệ thống lọc phèn
- Hệ thống xử lý làm mềm nước
- Hệ thống lọc cặn tinh
- Hệ thống RO trung tâm
- Hệ thống xác khuẩn ổn định chất lượng nước đối với các hệ lọc phục vụ nước uống trực tiếp
- Hệ thống trợ áp cho nước và tủ điện điều khiển thiết bị
Các linh phụ kiện trong hệ thống được Wepar lựa chọn để phù hợp với tính chất nguồn nước Việt Nam và nguồn nước đang nhiễm mặn để vận hành dễ dàng, chi phí giá thành tối ưu và sử dụng lâu dài.
Nước nhiễm mặn cần hiểu rõ và hạn chế sử dụng: các thiết bị inox để tránh gây rỉ sét, màng lọc cần có độ thích ứng cao với hàm lượng độ mặn, cần có chế độ vận hành và kiểm soát thiết lập lưu lượng nước lấy nước thải hiệu quả để tránh nhanh nghẹt màng, đóng muối tại màng lọc. Đối với độ mặn càng cao thì càng cần dùng màng chuyên dụng và khả năng lọc ra nước ngọt sẽ thấp.
Vì vậy, cần hệ thống xử lý nước nhiễm mặn, chuyển nước mặn thành ngọt hãy liên hệ ngay Wepar!
>> Xem thêm:
Cách tính độ mặn của nước và phương pháp đo độ mặn nhanh nhất