26 03-2024

Cách cải tạo xử lý đất nhiễm mặn để trồng cây ở miền Tây


Nhiễm mặn không chỉ tồn tại trong nước mà vùng đất cũng bị ảnh hưởng rất nhiều. Vậy khi đất nhiễm mặn cần xử lý ra sao? Cách cải tạo xử lý đất nhiễm mặn để trồng cây phục hồi kinh tế sau những lần hạn mặn và xâm nhập mặn diễn ra là gì? Hãy cùng WEPAR tìm hiểu qua bài viết dưới đây để biết cách ứng phó và phục hồi cùng bà con các tỉnh miền Tây sau mỗi đợt mặn đi qua.

>> Xem thêm:

Hệ thống xử lý nước nhiễm mặn, chuyển nước mặn thành ngọt

Cách khử mặn trong nước để sinh hoạt phổ biến nhất hiện nay

Nguyên nhân đất nhiễm mặn

Đất nhiễm mặn là do hai nguyên nhân chính, một là do tự nhiên hiện tượng xâm nhập mặn gây nên, hai là do con người tác động vào.

Nguyên nhân đất nhiễm mặn
Nguyên nhân đất nhiễm mặn.

Với hiện tượng xâm nhập mặn và vùng đất khô

Các vùng đất mặn thường là các vùng đất khô cằn, nước không thoát hơi được hết tạo nên sự nhiễm mặn trong đất. Đất mặn còn là kết quả của sự tích tụ các thành phần tạo muối trong nước do nước biển xâm nhập vào đất liền, theo sông hoặc các mạch nước ngầm theo thời gian lâu dài thì đất trở nên đất nhiễm mặn. Đây là đặc trưng chung của đất mặn ở các khu vực ven biển. Tùy tình trạng độ mặn của nước biển mà đất ven biển tại khu vực đó sẽ có độ nhiễm mặn khác nhau.

Với yếu tố chủ quan từ sự tác động của con người

Trong quá trình canh tác, phần lớn bà con tưới tiêu chưa đúng cách cũng như hệ thống kênh rạch không cải thiện, không thoát nước đúng cách làm cho nước lấy vào trực tiếp tù đọng thời gian dài gây ra hiện tượng đọng lại nhóm muối nhiều, lâu dần làm đất khu vực nhiễm mặn theo. Nước sử dụng thường được lấy trực tiếp từ sông và nước này có chứa thành phần muối. Cứ như vậy, ngày này qua ngày khác tưới cho cây nên dần dần tích tụ lại một lượng muối gây hại cho đất. Qua đó, làm cho đất bị nhiễm mặn. Chưa kể việc tưới tiêu quá nhiều, nước thoát không kịp cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho đất mặn.

Ảnh hưởng của đất bị nhiễm mặn

Đất mặn thường ngăn cản sự hút nước của cây, có thể dẫn đến khô hạn và cây héo trong thời gian dài. Tình trạng dư thừa các loại ion trong đất làm rối loạn khả năng thấm dẫn đến các chất dinh dưỡng đi không được hấp thụ vào để nuôi dưỡng rễ. Sự hấp thụ chất khoáng, chất dinh dưỡng của rễ bị ức chế do đất nhiễm mặn dẫn đến cây bị thiếu chất khoáng, thiếu photpho gây nên hiện tượng chậm trao đổi chất và làm cho cây thiếu sức sống.

Cây có khả năng chịu mặn thấp ngừng phát triển trên đất mặn vì sinh lý thay đổi và khả năng trao đổi hấp thụ chất thay đổi. Độ mặn càng cao thì việc cây chậm phát triển càng tăng. Vùng đất có cây chậm phát triển hoặc thiếu sức sống là dấu hiệu rõ ràng cho hiện tượng nhiễm mặn của đất. Ngoài ra, trong thời gian dài trồng cây tại vùng đất bị nhiễm mặn làm cho loại cây trồng ấy không có đủ sức chịu đựng với ảnh hưởng của môi trường bên ngoài đến sức sống của cây dễ gây ra các bệnh trên cây trồng.

Việc nhiễm mặn của đất đối với các hoạt động canh tác sẽ làm giảm dần năng suất nông nghiệp. Do đó, chúng ta cần có giải pháp cải tạo phù hợp.

Biện pháp cải tạo và xử lý đất nhiễm mặn để trồng cây

Biện pháp thủy lợi

Đây là một biện pháp phổ biến nhất được sử dụng để cải tạo và xử lý đất nhiễm mặn tại thời điểm hiện nay. Khi đất mặn chứa nhiều muối hòa tan chúng có thể dễ dàng được rửa trôi bằng nước hoặc nước mưa. Việc đưa nước ngọt vào ruộng kết hợp với việc cày xới và làm tơi xốp đất giúp tái kích lớp đất mới tạo ra nguồn đất dinh dưỡng hơn kèm theo ngâm nước trong thời gian nhất định để muối tan trong đất đã bị nhiễm mặn cũ.

Xử lý đất nhiễm mặn bằng phương pháp thủy lợi
Xử lý đất nhiễm mặn bằng phương pháp thủy lợi.

Cuối cùng, nước được rút khỏi ruộng, thường dẫn ra kênh, mương và sông. Tưới cây bằng nước ngọt nhiều sẽ phần nào rửa trôi bớt độ mặn có trong đất. Tuy nhiên, cần cung cấp lượng nước ngọt lớn và cải tạo theo mùa để tránh trường hợp rửa ngược cho đất làm cho đất bị mặn hơn. Biện pháp thuỷ lợi này còn giảm thiểu khả năng gây ngập úng rể trong quá trình nhiễm mặn lâu ngày.

Bên cạnh đó, bà con cần sử dụng lượng nước cần thiết để thực hiện hiệu quả việc rửa mặn cho đất. Tùy thuộc vào các yếu tố nên bà con cần lưu ý để tối ưu hoá phương pháp thuỷ lợi giúp cải tạo đất mặn cho hiệu quả tối ưu nhất như sau:

  • Hàm lượng độ mặn ban đầu trong đất là bao nhiêu để cân đối lượng nước và độ mặn của nước được dẫn vào. Giúp tránh hiện tượng xâm nhập ngược hay bảo hoà nguồn nước.
  • Mức độ mặn của đất ít nhất thích hợp cho cây trồng. Đối với mỗi loại cây trồng đều có một giới hạn chịu đựng độ mặn nhất định. Vì vậy, tuỳ loại cây trồng được canh tác trên nền đất mà lựa chọn thông số phù hợp để trao đổi nước.
  • Độ sâu đất cần cải tạo, trong đó đặc tính của đất là yếu tố chính để xác định lượng nước cần thiết cho việc rửa mặn. Thông qua đó mà mực nước đưa vào cũng phải phù hợp hơn để rửa lớp đất nhiễm mặn. Theo tính toán đối với mực nước có chiều cao 30cm đi qua đất sẽ loại bỏ khoảng 80% của các muối có trong 30cm trên của đất.

Xử lý đất nhiễm mặn bằng biện pháp canh tác

Như đã biết, mỗi thời điểm có một độ mặn bị xâm nhập khác nhau. Cũng như cây trồng mỗi loại sẽ chịu được một độ nhiễm mặn và khả năng hấp thụ, cải tạo đất trong quá trình trồng trọt khác nhau. Vì vậy, chúng ta nên lựa chọn những giống cây trồng chịu được độ mặn của đất tại từng thời điểm bị nhiễm mặn là một trong những biện pháp hiệu quả.

Biện pháp bón vôi

Vôi hay CaCO3 có tác dụng giúp rửa sạch mặn bằng việc trao đổi các thành phần gốc muối có trong đất, tháo nước ngọt vào rửa mặn và bổ sung chất hữu cơ cho đất, có thể giúp tăng lượng và hỗ trợ sự phát triển của vi sinh vật có lợi. Đo đó, bón vôi làm giảm hàm lượng đất sét và tăng tỷ lệ vôi và các hạt limon, keo, giúp đất tơi xốp hơn và khử trùng đất.

Xử lý đất nhiễm mặn bằng phương pháp bón vôi
Xử lý đất nhiễm mặn bằng phương pháp bón vôi.

Sử dụng vôi giúp cây trồng giải độc, thải được độ mặn của đất ra ngoài và tăng độ pH của đất. Tùy vào mức độ mà đất bị nhiễm mặn thì liều lượng bón vôi cũng sẽ khác nhau. Không chỉ dùng cho các hoạt động giảm thiểu xâm nhập mặn tới đất mà còn dùng sau mỗi mùa vụ để tăng hiệu quả hấp thụ dinh dưỡng, cải tạo đất cho vụ mùa mới.

Biện pháp sinh học

Sử dụng chế phẩm sinh học trung hòa natri clorua trong đất mặn, cải thiện sự thông khí và hút nước của rễ. Đồng thời, cải thiện quá trình trao đổi nước, hấp thụ khoáng chất, tuần hoàn và hỗ trợ sự phát triển của cây trồng. Tuy nhiên, việc sử dụng chế phẩm sinh học và bón vôi cũng có thể gây ra một số ảnh hưởng khác cho đất bởi sự kiểm soát lâu dài và lờn khi sử dụng.

Dù bất cứ phương pháp nào, bà con khi muốn cải tạo đất mặn hãy tìm hiểu thật kỹ độ mặn tồn tại trong đất để lựa chọn phương pháp cải tạo, xử lý đất nhiễm mặn để trồng cây hiệu quả nhất.

WEPAR là đơn vị đi đầu trong việc cung cấp hệ thống xử lý nước nhiễm mặn hiệu quả trên thị trường hiện nay. Với bề dày kinh nghiệm trong xử lý các nguồn nước như: nhiễm mặn, bị phèn, nhiễm lợ,…Cùng đội ngũ kỹ thuật viên chuyên nghiệp, tận tâm sẽ hỗ trợ lắp đặt và hướng dẫn nhiệt tình nhất. Khách hàng đang có nhu cầu xử lý nước nhiễm mặn, nhiễm lợ,… vui lòng liên hệ với WEPAR để được hỗ trợ miễn phí nhé.

Cùng tham khảo hệ thống xử lý nước nhiễm mặn tại đây!

>> Xem thêm:

Sơ đồ công nghệ xử lý nước nhiễm mặn từ nguồn nước ngầm

Các dụng cụ thiết bị đo độ mặn của nước chuẩn xác nhất

Tag
Chat ngay