Kỹ thuật và cách lắp máy lọc nước vào tủ bếp qua 10 bước
Nhu cầu sử dụng máy lọc nước ngày càng tăng, nhất là đối với các dòng máy lọc âm tủ bếp. Bởi diện tích nhà ở khu vực thành phố không phải quá lớn. Tuy nhiên, dù đã mua được một chiếc máy lọc ưng í nhưng bạn vẫn không biết lắp máy sao cho đúng chuẩn. WEPAR bật mí kỹ thuật và cách lắp máy lọc nước vào tủ bếp qua 10 bước đơn giản ngay sau đây.
Tóm tắt
Lựa chọn vị trí lắp đặt là điều cần thiết trong cách lắp máy lọc nước vào tủ bếp.
Dẫu biết mục đích của bạn mua máy lọc nước để tủ bếp, tuy nhiên bạn cũng nên lưu ý:
Vị trí đặt tủ phải gần với nguồn dẫn nước cấp đầu vào, gần ổ cắm điện, gần vị trí thuận lợi để xả nước thải. Chẳng hạn như vị trí bên dưới bồn/chậu rửa. Với vị trí này, việc sơ chế và chế biến thực phẩm bằng nước sạch cũng trở nên thuận tiện.
Ngoài ra, cách lắp máy lọc nước vào tủ bếp cũng lưu ý bạn nên tránh các vị trí có ánh nắng trực tiếp chiếu vào. Càng không nên để quá gần bếp nấu do nhiệt độ từ bếp thông thường rất cao, ảnh hưởng đến việc bảo quản máy lọc nước. Những nơi quá ẩm thấp cũng không phù hợp, lõi lọc sẽ nhanh bị hỏng, thậm chí xuất hiện hiện tượng mọc rêu xanh…
Một trong những vấn đề ít được chú ý nhưng ảnh hưởng lớn đến vận hành của máy là vị trí nguồn nước. Máy hoạt động tốt nhất khi vị trí máy với vị trí nguồn nước không chênh lệch theo chiều ngang quá 3m.
Một vài vật tư cần chuẩn bị khi lắp máy lọc nước trong tủ bếp.
Hướng dẫn lắp đặt máy lọc nước trong tủ bếp yêu cầu bạn chuẩn bị các vật tư khá đơn giản. Một số vật tư thiết yếu nhất bao gồm: Băng keo, băng tan, mỏ lết, vòi cấp nước, dây dẫn nước, dụng cụ tay vặn tháo cốc lọc, ổ điện…
Tuy nhiên, nếu bạn mua và lắp đặt máy lọc nước âm tủ của WEPAR. Tất tần tật những vật tư này cũng như việc lắp đặt máy sẽ được đội ngũ nhân viên kỹ thuật của WEPAR một tay lo liệu. Việc của bạn đơn giản chỉ là chờ máy lắp đặt xong và sử dụng.
Cách lắp máy lọc nước vào tủ bếp qua 10 bước.
WEPAR sẵn sàng hỗ trợ lắp đặt máy lọc nước miễn phí khi bạn mua máy thông qua website, địa chỉ công ty và các hệ thống đại lý của WEPAR. Tuy nhiên, nếu bạn vẫn muốn tự lắp, WEPAR sẽ hướng dẫn bạn cách lắp máy lọc nước vào tủ bếp.
Bước 1: Chia nước đầu vào tại vị trí bạn muốn lắp đặt máy, dưới bồn rửa hoặc các vị trí đấu nước khác trong khu vực tủ bếp. Khóa nước đầu vào khi tiến hành lắp máy. Lắp lõi số 1,2,3 vào các cốc lọc tương ứng. Vặn chặt các cốc lọc số 2,3. Cốc lọc số 1 chỉ nên vặn vừa phải để tránh bị Air khí – hiện tượng máy chạy cả ngày không ngắt.
Bước 2: Nối dây RO to với cốc số 1. Để tối ưu lực liên kết giữa các cút ốc và dây RO, khi nối dây phải đảm bảo băng tan được quấn chặt quanh cút ốc.
Bước 3: Sục rửa lõi số 1,2,3
Tại cút đầu ra của cốc số 3, tháo dây RO nối từ vị trí đầu ra này với đầu vào của màng RO, sau đó lấy đoạn dây RO nhỏ (đoạn bên ngoài) nối trực tiếp từ cút đầu ra cốc số 3 đến vị trí xả nước để chuẩn bị quá trình sục rửa lõi số 1,2,3. Cắm điện và mở van nước của cút inox đầu vào để sục rửa các lõi lọc số 1, 2, 3 trong 20 phút.
Lưu ý: Nếu nước từ cốc 1 bị tràn ra trong quá trình sục rửa thì tiến hành siết chặt hơn một chút. Chú ý khi vặn cốc lọc không nên vặn quá chặt nên để nới lỏng 1-2 ren.Vặn quá chặt sẽ dẫn đến hiện tượng AIR khí máy hoạt động nhưng không lọc được nước
Bước 4: Sau thời gian khoảng 20 phút tiến hàng sục rửa lõi số 1,2,3 ta rút phích điện ra, đồng thời nối lại dây RO từ đầu vào của vỏ màng RO đến đầu vào của cốc lọc số 3 (như trạng thái ban đầu)
Bước 5: Đeo găng tay và bóc túi ni lông bên ngoài của màng RO. Các bước 8,9,10 người lắp đặt nên đeo găng tay để đảm bảo an toàn vệ sinh và không mang thêm chất bẩn dây lên màng
Bước 6: Thấm màng RO bằng nước tinh khiết, có thể sử dụng nước tinh khiết đóng chai để thẩm thấu nước đều cấu trúc màng RO giãn nở đều đảm bảo màng lọc hoạt động tối đa hiệu suất.
Bước 7: Đặt màng lọc RO vào phía trong vỏ màn sao cho thật chặt. Hướng đầu có gioăng màu đen của màng sẽ được đưa vào trước. Đậy nắp vỏ bằng cách vặn chặt nắp vỏ màng. Nên sử dùng kìm để vặn chặn cút tránh rò nước.
Bước 8: Từ vị trí đầu chờ của van Flow nối dây nhỏ của màng RO dong theo đường xả nước của gia đình.
Bước 9: Sục rửa màng RO
Tại cút đầu ra của màng RO, tháo rời dây nối với màng RO hiện tại, sau đó nối đoạn dây RO nhỏ (dây bên ngoài) ra khu vực xả nước của gia đình.
Cắm điện để máy bắt đầu quá trình sục rửa màng lọc RO trong khoảng 20 phút. Sau khi sục rửa xong, cắm lại dây theo đúng vị trí lắp đặt ban đầu của vỏ màng RO. Và nối bình áp với dây đầu ra nước tinh khiết của vỏ màng.
Bước 10: Nối bình áp với lõi số 5. Đối với những máy được trang bị nhiều hơn 5 lõi, thông thường các lõi sau đều đã được đấu sẵn với nhau.
Như vậy là các bạn đã hoàn thành trọn vẹn 10 bước lắp đặt máy lọc nước vào tủ bếp rồi đấy. Nếu vẫn còn e ngại về cách lắp máy lọc nước vào tủ bếp hay lo lắng không đảm bảo trình tự lắp đặt chuẩn xác. Bạn có thể để lại thông tin dưới bài viết hoặc liên hệ với WEPAR để được hướng dẫn cách lắp đặt máy lọc nước vào tủ bếp.
WEPAR hỗ trợ lắp đặt máy lọc nước tận nhà miễn phí.
Khi bạn mua máy lọc nước thương hiệu WEPAR, bất kể là máy lọc nước có tủ hay máy lọc nước âm tủ không vỏ đều được WEPAR hỗ trợ lắp đặt miễn phí. Chưa một khách hàng nào thất vọng về dịch vụ lắp đặt nhanh chóng, chuẩn xác và kịp thời của chúng tôi. Đặc biệt là khi chất lượng nước lọc sau khi lắp máy lại luôn được đảm bảo an toàn, chất lượng.
Một lưu ý lớn là để đảm bảo máy được sử dụng bền và vận hành hiệu quả nhất. Cần chú ý thay lõi định kỳ, lau chùi thường xuyên, tránh dầu mở bám hay nước nhỏ vào máy, ảnh hướng đến chu trình lọc.
Trong điều kiện nhà bạn có không gian lớn hơn, lắp đặt máy lọc nước có tủ ở gần bếp, gần vị trí bồn rửa vừa đảm bảo được sự thuận tiện khi sinh hoạt mà máy lại hoạt động bền và tốt hơn rất nhiều. Máy có tủ bên ngoài cũng giúp chống dính bụi bẩn, côn trùng hay chuột cắn các đường dây dẫn nước, dây điện. Một phần quan trọng không kém, máy lọc nước khi được đựng trong tủ với thiết kế sang trọng cũng giúp tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà của bạn.