17 08-2020

Kỹ thuật và cách xây bể chứa nước mưa tại nhà


Nước mưa có thể nói là nguồn nước  trời ban ít bị ô nhiễm nhất hiện tại. Nhiều người muốn tiết kiệm nước mưa nhưng không biết kỹ thuật và cách xây bể chứa nước mưa tại nhà. WEPAR sẽ bật mí cho bạn cách làm bể chứa nước mưa hiệu quả.

Vì sao nên xây bể nước mưa tại nhà?

Biết cách xây bể chứa nước mưa là cần thiết. Vì nước ta được thiên nhiên ưu ái, lượng mưa trung bình quanh năm khá dồi dào, từ 1500-2000mm. Theo số lượng của Nha khí tượng – Thủy văn Trung Ương, số ngày có mưa trong năm khoảng 100 ngày. Như vậy, giả sử xem mặt đất là mặt phẳng và nước không chảy ra biển, mặt đất sẽ ngập 1,5-2m. Nếu tính toán chi tiết, lượng nước mưa thu được sẽ đạt đến 600 tỷ m3 với tổng diện tích lãnh thổ 331.211 km2 của nước ta.

Một nghịch lý lớn là trong khi nước mưa quá dồi dào dẫn đến mưa lớn, lũ lụt, ngập úng. Nhưng khi hết mưa thì lại gặp cảnh thiếu nước, đất hạn hán khô cằn. Trong khi nguồn nước mưa vốn có lại không biết tận dụng. Nước bị nhiễm mặn, nhiễm phèn, thậm chí là nhiễm asen, chì… từ sông ngòi, nước ngầm vẫn buộc phải dùng. Thật phi lý khi quốc gia sở hữu nguồn nước mưa dồi dào nhưng thường xuyên rơi vào cảnh thiếu nước, hạn hán. Kỹ thuật xây bể chứa nước mưa là giải pháp hợp lý nhất lúc này.

Nhiều hộ dân xây bể nước mưa không đúng quy cách.

Dù có không ít gia đình có được ý thức xây bể chứa tích trữ nước mưa. Tuy nhiên, lại xây một cách tự phát và thiếu khoa học. Dẫn đến lãng phí vật liệu, thậm chí là lãng phí chính nước mưa. Thông thường, những bể chứa nước mưa này chưa được chú trọng đến phương án thu gom và sử dụng nước mưa. Quan trọng hơn, vấn đề sử dụng nước mưa vẫn chưa thực sự là phong trào sâu rộng được nhiều người áp dụng.

kỹ thuật và cách xây dựng bể chứa nước mưa

Đề xuất kỹ thuật và cách xây bể chứa nước tại nhà.

Ngay sau đây, WEPAR sẽ đề xuất kỹ thuật xây bể chứa nước mưa cho gia đình. Với một hộ ở nông thôn, diện tích nhà khoảng 50m2, chưa kể các công trình phụ: chuồng trại, vườn tượt… Một hộ gia đình sẽ có trung bình 4-6 thành viên. Như vậy, bể chứa nước mưa có dung tích 8-12m3 sẽ đáp ứng đủ nhu cầu của mọi người. Thông thường bể chứa được xây bằng bê tông hoặc gạch, chi phí dao dộng khoảng 5-7 triệu.

Để tiết kiệm vật liệu, cách xây bể chứa nước mưa khuyên bạn nên xây bể hình lập phương hoặc hình tương đương. Ví dụ, kích thước bể 8m3 nên xây khoảng: 2x2x2 m (dài x rộng x cao); bể 12.5m3: 2.5 x 2.5 x 2 m. Nếu diện tích mái ngói rộng hơn, có thể xây bể chứa lớn hơn. Nguyên liệu xây bể khá đơn giản, chủ yếu là gạch chỉ và vữa xi-cát có chống thấm. Đối với gia đình có điều kiện hơn, có thể mua bể chứa inox. Máng hứng nước có thể làm bằng tôn, tre vầu và dẫn nước từ máng xuống bể bằng ống nhựa, đường kính tối thiểu 40mm. Đặc biệt, bể phải có nắp đậy để ngăn rác, lá cây, bụi bẩn và các sinh vật khác bay vào.

Cho một bể nước mưa 8m3 cần: xi măng 1020 kg, gạch chỉ 3040 viên, gạch vỡ 2,5m3, sỏi/ đá dăm 1x2cm khoảng 0,5m3, cát vàng 5,4m3, sắt Pi6 khoảng 50kg, máng tôn 20m, ống nhựa PVC Pi48 cần 10-20m. Giá thành một bể như vậy có giá hoảng 3.000.000 – 4.000.000 đồng.

Nước mưa có sạch như ta tưởng?

Dù nói nước mưa là nguồn nước sạch nhất hiện nay. Nhưng bạn phải lưu ý rằng, nước mưa chỉ sạch hơn các nguồn nước khác, chứ vẫn bị ô nhiễm. Trong nước mưa lẫn khí và bụi trong không khí. Ngoài ra, nước mưa còn thiếu nhiều khoáng chất quan trọng, đặc biệt là Canxi. Ngoài ra, nếu lấy nước ăn từ mái lợp fibroximang, bạn cũng nên lưu ý bởi bột amiang từ ngói có thể gây độc. Vậy làm sao để lọc nước mưa thành nước uống an toàn?

cách xây dựng bể chứa nước mưa và lọc nước mưa

Máy lọc nước ro có lọc được nước mưa không?

Vì nước mưa không nhiễm quá nhiều chất độc hại nên có khá nhiều cách để xử lý nước mưa hiệu quả. Tuy nhiên để nước mưa được tinh khiết, chất lượng thì máy lọc nước ro là giải pháp tốt nhất. Công nghệ RO với màng lọc có khe lọc siêu nhỏ có thể loại bỏ đến 99,99% các tạp chất, bụi bẩn, vi khuẩn… lẫn trong nước. Ngoài ra, với sự hỗ trợ của các lõi lọc tiên tiến, nước mưa sau lọc còn được bổ sung thêm các khoáng chất cần thiết.

WEPAR cung cấp máy lọc nước mưa bổ sung khoáng chất.

Không phải máy lọc nước nào cũng có khả năng bổ sung khoáng chất, tạo vị ngọt tự nhiên, chống tái nhiễm khuẩn như WEPAR. WEPAR tự tin là thương hiệu dẫn đầu chất lượng nước sau lọc nhờ công nghệ tích hợp ARS WEPAR tiên tiến. Nếu có bất cứ nhu cầu liên quan đến lọc và xử lý nước, vui lòng liên hệ WEPAR để được hỗ trợ tư vấn.

Nhật Bản đang là quốc gia đi đầu trong việc sử dụng nước mưa, bổ sung cho nguồn nước sinh hoạt. Trong khi đây là quốc gia thường xuyên gặp phải thiên tai, nhưng luôn đáp ứng được nước ngọt để sử dụng. Đã đến lúc Việt Nam cần phải học tập và xây dựng lại ý thức cộng đồng trong việc tận dụng nguồn nước mưa dồi dào phục vụ cho cuộc sống sinh hoạt và các lĩnh vực khác. Nước mưa là nguồn nước trời ban, không hề mất phí. Trước khi quá muộn, hãy bắt tay vào việc xây bể chứa nước mưa hiệu quả và đúng chuẩn nhé.

Tag
Chat ngay