Cập nhật Tình hình nước mặn ở Tiền Giang mới nhất
Mỗi năm, vào các khoảng thời gian cố định sẽ xảy ra hiện tượng xâm nhập mặn ở các tỉnh miền Tây. Khác với các vùng ven biển phải chịu ảnh hưởng liên tục thì tình hình nước mặn ở Tiền Giang và các tỉnh miền Tây lân cận đã có những biến động đáng chú ý trong năm nay.
>> Xem thêm:
Hơn 100.000 hộ dân bị ảnh hưởng nhiễm mặn ở Bến Tre, Tiền Giang
Cách cải tạo xử lý đất nhiễm mặn để trồng cây ở miền Tây
Tình hình nước mặn đang diễn ra gay gắt ở Tiền Giang
Trong vài ngày gần đây, từ cuối tháng 3 đến đầu tháng 4, tình hình nắng nóng kéo dài ở diện rộng trên toàn quốc đã gây ra tình trạng thiếu nước đối với các nguồn nước sông, nước giếng,… Đồng thời, chưa có sự xuất hiện của mưa thì gió chướng tại tỉnh Tiền Giang đã hoạt động mạnh mẽ, làm tăng độ mặn trên sông Tiền so với thời gian trước. Thực tế ghi nhận được là cống Xuân Hoà thuộc huyện Chợ Gạo tỉnh Tiền Giang đã phải đóng cửa để ngăn chặn sự xâm nhập của nước mặn.
Khi cống Xuân Hòa không thể lấy nước ngọt từ sông Tiền để cung cấp cho hệ thống các kênh rạch, điều hoà nước nội khu và nước cho các hoạt động khác, dẫn đến mực nước tại các kênh rạch trong vùng Ngọt hóa Gò Công đã xuống rất nhanh và dần trở nên cạn kiệt.
Đi về phía biển của tỉnh Tiền Giang, nước trong các con kênh và rạch gần như đã khô cạn hoàn toàn. Mặc dù, nguồn nước ở các kênh chính còn một ít, nhưng người dân không dám sử dụng để tưới cho cây trồng hay hoa màu. Lý do là do độ mặn của nước khá cao và chính quyền địa phương muốn duy trì mực nước này để ngăn chặn sạt lở cho các tuyến kênh.
Vào các tháng đầu năm 2024, xâm nhập mặn mùa khô xảy ra sớm hơn dự kiến trên địa bàn tỉnh Tiền Giang và có dấu hiệu lấn sâu hơn so với mức trung bình các năm trước đó. Do ảnh hưởng của 2 kỳ triều cường đầu và giữa tháng Giêng 2024, kết hợp gió mùa Đông Bắc mạnh, từ ngày 8/2 đến nay, nước biển đẩy vào đất liền khiến độ mặn trên các tuyến kênh tăng nhanh, xâm nhập sâu vào nội đồng.
Trước diễn biến gay gắt trên, các tuyến cống xây dựng cho mục đích ngăn mặn và điều hoà lưu lượng nước ngọt ở vùng dự án Ngọt hóa Gò Công, dự án Bảo Định, dự án Phú Thạnh – Phú Đông của tỉnh Tiền Giang tiến hành đóng cống để ngăn chặn tình trạng xâm nhập mặn.
Ngoài ra, các cống trên đường tỉnh 864 gồm: Nguyễn Tấn Thành, Cầu Cống, Rạch Gầm, Phú Phong, Cây Còng, Mù U, Hai Tân, Cái Sơn, Chùa 1 cũng đều đóng để ngăn mặn.
Trên sông Hàm Luông, vào những ngày đầu tháng 3, độ mặn được ghi nhận tại bến phà Tân Phú (cách sông Tiền 2km) là 1,5g/l; trạm Chợ Lách (trên sông Tiền) cách cửa sông Hàm Luông – sông Tiền 0,7g/l và cả hai chỉ số này đều tăng so với ngày trước đó.
Tình trạng nước mặn ảnh hưởng đến đời sống và kinh tế của bà con tỉnh Tiền Giang
Các đợt triều cường gần đây đã gây ra tình trạng nhiễm mặn nghiêm trọng, dẫn đến việc đóng cửa các khu vực cống, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân xung quanh cống Bảo Định và các khu vực cống khác. Sự thiếu hụt nước ngọt và thời tiết nắng nóng kéo dài là thách thức lớn đối với ngành nông nghiệp, sản xuất tại khu vực Tiền Giang, cũng như đối với các ban ngành đoàn thể.
Ngoài việc quan tâm đến việc nước nhiễm mặn tại khu vực sông Tiền, sông Hàm Luông gây ảnh hưởng đến lưu lượng nước ngọt tại các kênh rạch thì vấn đề triều cường xảy ra sau khi thực hiện đóng các cống cũng cần có giải pháp xử lý hiệu quả và triệt để.
Tuy nhiên, do biến đổi khí hậu khó lường nên không thể đưa ra đầy đủ kịch bản và giải pháp xử lý triệt để. Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang đã tập trung chỉ đạo các cơ quan chức năng liên quan tích cực phòng ngừa, khắc phục tác hại của triều cường nước mặn và biến đổi khí hậu nói chung.
Wepar và giải pháp chung tay cùng bà con, nhà nước trước tình hình nước mặn ở Tiền Giang
Trong thời gian gần đây, các tỉnh miền Tây liên tục phải đối mặt với ảnh hưởng của xâm nhập mặn, mặc dù từ đợt mặn lịch sử vào năm 2020 – 2021 đã có những tiến triển đáng kể trong việc chuẩn bị và cải tạo hệ thống kênh rạch để ngăn chặn tác động đến cuộc sống của người dân. Tuy nhiên, thực tế là việc nước nhiễm mặn vẫn diễn ra định kỳ hàng năm và tình trạng thiếu nước ngọt vẫn là vấn đề nhức nhối với người dân trong khu vực chịu ảnh hưởng của nhiễm mặn.
Không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày, tình trạng xâm nhập mặn còn gây ra tác động tiêu cực đến nền kinh tế và các ngành nghề nông lâm ngư nghiệp tại địa phương. Do đó, việc trang bị hệ thống lọc nước để xử lý nước nhiễm mặn tại từng hộ gia đình theo quy mô khác nhau là cần thiết. Điều này không chỉ hỗ trợ trong một mùa mặn cụ thể mà còn giúp người dân sử dụng nước sạch và nước ngọt một cách hiệu quả trong thời gian dài.
Wepar luôn là đơn vị đồng hành và hỗ trợ thực hiện các dự án lắp đặt hệ thống lọc nước nhiễm mặn, phối hợp với các mạnh thường quân và địa phương cũng như những chương trình ưu đãi để giúp bà con giải quyết nhanh chóng vấn đề nhiễm mặn.
- Lắp đặt hệ thống nhanh chóng và kịp thời, đáp ứng với nhu cầu sử dụng nước cho bà con. Với tình hình nhiễm mặn diễn ra bất chợt nên việc lắp đặt cần diễn ra ngay khi có nhu cầu để không ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt, trồng trọt, kinh tế,…
- Lắp đặt hệ thống phù hợp với chi phí của người dân. Một hệ thống đáp ứng phù hợp với tính chất nguồn nước, có độ bền cao và mang lại lợi ích so với sử dụng các giải pháp khác.
- Hệ thống không chỉ phục vụ trong mùa nước mặn và không lắp đặt để sử dụng một lần duy nhất. Việc tái kích hoạt và ổn định sử dụng hệ thống trong những giai đoạn, với những tính chất nguồn nước thay đổi qua các năm khác nhau là điều Wepar luôn mong muốn đem đến thông qua những giải pháp lọc nước cho khách hàng.
- Hỗ trợ xuyên suốt quá trình vận hành và sử dụng hệ thống giúp bà con an tâm vận hành một cách thuận tiện và đơn giản nhất.
Trước tình hình nước mặn ở Tiền Giang và các tình miền Tây, khi bà còn cần lọc nước nhiễm mặn hãy liên hệ ngay Wepar.
Xem thêm video các hệ thống xử lý nguồn nước nhiễm mặn, nhiễm lợ dưới đây.
>> Xem thêm: