18 01-2021

Các loại vật liệu làm giảm độ pH nước trong hồ cá, bể cá thủy sinh


Khi nuôi cá cảnh, có bao giờ bạn thắc mắc: Tại sao bạn luôn cho cá ăn đầy đủ hằng ngày, chăm sóc vệ sinh bể cá thường xuyên, thế nhưng đàn cá lại dễ bị bệnh, bơi yếu, biếng ăn, thậm chí không rõ nguyên nhân tại sao cá lại “quy tiên”? Một trong những yếu tố quyết định đến sự sống còn của đàn cá trong bể chính là độ pH của nước. Vậy, có cách nào để giảm độ pH trong hồ cá, bể cá thủy sinh? Cùng Wepar tìm hiểu các phương pháp và các loại vật liệu giảm độ pH trong nước bạn nhé!

Có thể bạn quan tâm: 5 Cách xử lý nước giếng khoan bị nhiễm sắt. Đảm bảo sạch uống được

Tầm quan trọng của độ pH trong nước hồ cá, bể cá thủy sinh

Trong các hồ cá, bể cá thủy sinh,… để cá có thể sống tốt, ngoài điều kiện chăm sóc, cho ăn uống đúng cách. Nước trong hồ nuôi cá phải đạt độ pH chuẩn mới an toàn cho cá. Nếu độ pH quá thấp hoặc quá cao cũng đều ảnh hưởng đến tuổi thọ của chúng.

vat-lieu-giam-do-ph-trong-nuoc

Có một số chia sẻ của những người chuyên nuôi cá cảnh:

Đối với những bạn thích nuôi cá cảnh nước ngọt thì nồng độ pH trong nước phải ở mức từ 6.8 tới 7.2. Với chỉ số này, thì đây là mức an toàn cho cá. Nếu ở các nồng độ pH cao hoặc thấp hơn ngưỡng giới hạn này thì những chú cá vẫn có thể sống được. Nhưng đây không phải là điều kiện sống tốt của cá cảnh. Sống ở điều kiện nước không đảm bảo, đàn cá sẽ dễ bị nhiễm bệnh hơn và khi đổ bệnh chúng sẽ phát bệnh nhanh hơn, nguy cơ tử vong cao. Chính vì vậy, khi nuôi cá cảnh, bạn cần phải kiểm soát được độ ph có trong nước đã đạt tiêu chuẩn chưa.

>> Xem thêm: Các nguồn nước có sẵn trong tự nhiên có thể sinh hoạt được

Một số vật liệu giảm độ pH trong nước hiệu quả

Dùng gỗ lũa

Có phải bạn đang thắc mắc, gỗ lũa là gì? Gỗ lũa là phần lõi ở gốc của các cây cổ thụ khô sau khi cây đã bị chết. Nó là phần gốc  lõi nên gỗ lũa rất cứng và không bao giờ bị mối mọt hay mục nát. Dù có chịu tác động của nắng, mưa, gió, dòng chảy của nước bào mòn. Hay bị côn trùng đục khoét thì vẻ đẹp của gỗ lũa cũng không bị ảnh hưởng nhiều.

Một tác dụng lớn của gỗ lũa chính là giúp chúng ta giảm nồng độ pH trong nước đáng kể. Nhưng để có kết quả tốt nhất, bạn hãy ngâm chúng xuống nước 1 thời gian trước khi đem vào bỏ vào hồ cá của mình. Nếu không cẩn thận, vội vàng bỏ gỗ vào bể ngay thì nó sẽ làm thay đổi màu nước trong bể.

Sử dụng rêu bùn tự nhiên

Rêu bùn được bán ở các cửa hàng bán cây cảnh, thiết bị nhà vườn. Khi mua về, bạn hãy rửa sơ qua nước để rêu trôi bớt màu rêu, rồi bỏ vào một chiếc túi vải. Chiếc túi vải này được đựng trong hộp lọc bạn nhé. Qua rất nhiều người sử dụng, đây là phương pháp khá an toàn. Bởi vì rêu bùn tự nhiên giúp làm giảm pH chậm rãi, tránh tình trạng bị sốc nước cho những chú cá khi sống trong bể.

vat-lieu-giam-do-ph-trong-nuoc

Dùng lá bàng khô

Không phải ai cũng biết, trong lá bàng có một hàm lượng axit tự nhiên nhẹ. Có tác dụng làm giảm nồng độ pH xuống khoảng 1 – 2 độ.  Nhờ biết mẹo này, lá bàng được sử dụng để vào trong bể cá làm giảm pH. Nhưng phải dùng lá bàng khô mới được bạn nhé. Và cần rửa sạch lá trước khi cho vào hồ cá, nhằm tránh gây bệnh cho cá do lá nhiễm bẩn.

Sử dụng nước mưa

Nghe có vẻ khó tin nhưng bạn có thể dùng nước mưa để hòa với nước trong bể cá. Bởi nước mưa thường có một lượng axit nhỏ. Nhờ đó có thể trung hòa lại pH có trong nước nuôi cá. Dẫu vậy, WEPAR vẫn không khuyên người nuôi cá dùng cách này. Vì ngày nay, nước mưa ô nhiễm ở mức độ cao hơn trước rất nhiều. Còn chứa nhiều tạp chất và không được sạch hoàn toàn.

Dùng hóa phẩm

Hóa phẩm dùng để giảm độ pH được có thể mua ở nhiều cửa hàng bán cá cảnh. Hoặc ở những nơi chuyên bán vật dụng, thiết bị, đồ xử lý nước cho công nghiệp. Tuy nhiên, không khuyến khích bạn sử dụng hóa phẩm nhiều vì nó không an toàn. Khi sử dụng hóa phẩm, bạn cần cân nhắc đến liều lượng, xem kỹ hướng dẫn trước khi dùng. Vì mỗi loại hóa phẩm sẽ có cách thức sử dụng khác nhau. Nếu dùng liều lượng và cách pha không đúng rất có hại cho người sử dụng và sinh vật.

Phương pháp dùng hệ thống lọc nước RO

Ngoài những vật liệu có thể sử dụng ở phía trên, phương pháp giảm đọ pH bằng hệ thông lọc RO được ưu tiên sử dụng hàng đầu. Bởi vì hệ thống RO hiện đại, tiết kiệm nhiều chi phí, an toàn cho sức khỏe con người và sinh vật. Loại bỏ những chất bẩn, vi khuẩn có trong nước vô cùng tối ưu.

Một số nguồn nước bị nhiễm kim loại nặng không thể sử dụng vật liệu lọc nước thông thường để loại bỏ kim loại. Thì với sự có mặt của hệ thống lọc của RO sẽ giúp loại bỏ các loại kim loại nặng độc hại. Nhờ vậy mà độ pH trong nước sẽ được giảm xuống đáng kể. Tuy nhiên, có một lưu ý nho nhỏ cho bạn là: Hãy chỉ dùng hệ thống lọc nước chứ không nên dùng thêm đèn UV diệt khuẩn. Vì đèn UV sẽ giết chết những vi sinh, vi khuẩn có lợi trong nước. Làm thiếu hụt một lượng thức ăn có lợi cho những chú cá của bạn đó.

vat-lieu-giam-do-ph-trong-nuoc-2

Nhận xét phương pháp dùng vật liệu giảm độ pH trong nước

Trên đây là những chia sẻ hữu ích cho bạn về các phương pháp và vật liệu giảm độ pH trong nước khá tốt. Thường được sử dụng để bạn tham khảo. Bên cạnh đó, cũng có rất nhiều cách làm giảm độ PH của nước trong bể cá, hồ cá thủy sinh khác nhau mà chúng tôi chưa kể đến.

Tùy thuộc vào sở thích và tình trạng sức khỏe của cá cảnh. Mà bạn sẽ lựa chọn được phương pháp phù hợp nhất cho mình. Nếu đàn cá yếu, tốt nhất bạn nên dùng các cách làm giảm độ pH của nước tự nhiên. Dù việc nâng pH bằng cách tự nhiên không có hiệu quả ngay tức thì như việc sử dụng các hóa phẩm. Nhưng như vậy sẽ đảm bảo được quá trình phát triển ổn định của cá. Chúng không bị sốc nước khi chúng ta làm giảm pH trong nước.

 

CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG WEPAR

  • Tổng công ty: 181 Bình Long, Phường Bình Hưng Hòa A, Quận Bình Tân, TP HCM
  • Hotline: 0902975550 – 0934195657 – 0902640009
  • Email: [email protected]
Tag
Chat ngay