Cách khử mặn trong nước để sinh hoạt phổ biến nhất hiện nay
Các khu vực ven biển và miền Tây chịu ảnh hưởng nhiều của việc xâm nhập mặn hằng năm làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống sinh hoạt, chăn nuôi và cây trồng. Để khắc phục được tình trạng nhiễm mặn phục vụ cho các hoạt động khác nhau, trong đó khử mặn trong nước để sinh hoạt là yếu tố cần được quan tâm và chú trọng để ổn định đời sống phát triển của người dân khu vực.
>> Xem thêm:
Các dụng cụ thiết bị đo độ mặn của nước chuẩn xác nhất
Cách tính độ mặn của nước và phương pháp đo độ mặn nhanh nhất
Top 3 loại lõi lọc than hoạt tính 20 inch tốt nhất của Wepar
Tóm tắt
Nguồn nước nhiễm mặn
Nguồn nước bị nhiễm mặn là nguồn nước có chứa hàm lượng lớn các chất muối hòa tan (chủ yếu là NaCl) vượt qua ngưỡng cho phép. Theo quy chuẩn của nước sạch dùng cho sinh hoạt hiện này QCVN 01-1:2018 thì hàm lượng này là 250 hoặc 300mg/l tuỳ theo khu vực áp dụng. Thông thường, nguồn nước nhiễm mặn chủ yếu do quá trình xâm nhập của nước biển vào sâu trong đất liền, khiến cho nguồn nước ở các sông, hồ, ao, suối… bị nhiễm muối.
Hiện tượng này thường chỉ xảy ra ở những vùng đất trũng thấp (thường thấy ở các tỉnh miền Tây), khu ven biển. Tuy nhiên, khi mùa khô hạn kéo dài khiến cho nước ngọt ngày càng cạn kiệt thì quá trình xâm nhập của nước vào trong đất liền cũng ngày càng sâu và nhanh hơn. Do đó, không chỉ các nguồn nước ở sông, hồ,… mà cả những mạch nước giếng khoan, nước ngầm cũng bị nhiễm mặn theo do môi trường đất là chất dẫn truyền độ mặn của nước.
Nguyên nhân khiến nước nhiễm mặn
Bằng chứng là vào kỳ hạn mặn lịch sử năm 2019-2020, các tỉnh miền Tây đa số đều chịu độ mặn dao động từ 2-16ppm. Nguyên nhân khiến nước nhiễm mặn chủ yếu là do thủy triều dâng cao và do sự xâm nhập mặn của nước biển vào sông ngòi, kênh rạch. Và nồng độ nước nhiễm mặn sẽ phụ thuộc vào hiện tượng thủy văn cũng như mức độ thủy triều toàn vùng. Nếu như chúng ta không có định hướng kế hoạch để thực hiện chế độ phòng và chủ động phòng tránh thì hiện tượng nhiễm mặn có thể diễn ra, không chỉ ở một số tỉnh thành miền Tây như năm 2020 mà sẽ là toàn khu vực miền Tây.
Có rất nhiều cách để ngăn chặn hiện tượng xâm nhập mặn như xây đê phòng hộ, trồng rừng ngập mặn,… nhưng đây là biện pháp dài hạn, còn khi nhiễm xâm nhập mặn đã xảy ra thì nguồn nước, thực vật, môi trường sống và hoạt động của con người liên quan đến nước đều sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Vì vậy, chủ động khử nguồn nước nhiễm mặn là điều cần thiết trong quá trình nhiễm mặn xảy ra.
Khử mặn trong nước để sinh hoạt
Khử mặn trong nước để sinh hoạt là điều đang được bà con miền Tây và các khu vực ven biển quan tâm rất nhiều trong các tháng gần đây.
- Đối với các tỉnh miền Tây: Sử dụng vào những thời điểm nguồn nước nhiễm mặn trong năm, các tháng không nhiễm mặn vẫn chủ động sử dụng được nguồn nước sạch tránh được tình trạng nhiễm mặn đột ngột không lắp ráp hệ thống lọc kịp thời
- Đối với bà con sử dụng tại các tỉnh ven biển: Vì đây là việc nhiễm mặn thường xuyên nên cần có hệ thống lọc nước phù hợp để sử dụng dài hạn.
Khử mặn là loại bỏ hàm lượng muối (gốc muối) hoà tan có trong nước để giúp nước còn lại các gốc ion không có khả năng gây nên độ mặn của nước. Việc loại bỏ độ mặn của nước phải có phương pháp chuyên dụng chứ không thực hiện bởi phương pháp lọc thô như ở các vùng không nhiễm mặn.
Bên cạnh nguồn nước nhiễm mặn, gốc Clorua nổi bật thì một tác nhân dễ ảnh hưởng đến độ mặn của nước nhất là hàm lượng vôi. vì vậy, Khử mặn trong nước để sinh hoạt là 1 hoạt động đòi hỏi có sự hiểu biết, tính chuyên môn cao và khả năng sử dụng phối hợp các phương pháp khác nhau để có được kết quả lọc mặn như mong muốn.
Dùng lọc thô có xử lý mặn được không?
Câu trả lời là không, bởi không có khả năng xử lý gốc muối. Dùng phương pháp trao đổi ion có xử lý được không? Việc dùng phương pháp trao đổi ion chỉ là phương pháp tiền xử lý tối ưu trước khi vào hệ thống chính xử lý độ mặn của nước.
Vậy than hoạt tính có khả năng xử lý mặn? Đây là câu hỏi khách hàng thường hỏi vì một số thông tin phản ánh và việc lạm dụng than hoạt tính xử lý tất cả các vấn đề ô nhiễm. Than hoạt tính chỉ có tác dụng xử lý màu, mùi, hỗ trợ xử lý phèn của nguồn nước.
Phương pháp sử dụng để khử mặn trong nước thường được dùng:
- Chưng cất nước để thu nguồn nước đã được loại bỏ hàm lượng muối kết tủa. Phương pháp này cần việc làm nóng và bốc hơi nước liên tục cũng như hệ thống thu hơi nước, làm lạnh và hóa lỏng nhanh để có nước ngọt sử dụng.
- Sử dụng công nghệ lọc RO: Kết hợp với hệ thống lọc thô và quá trình thẩm thấu ngược của màng lọc RO giúp loại bỏ các gốc muối có trong nước. Kết quả thu được là nguồn nước ngọt hoặc nguồn nước có độ mặn giảm đáng kể.
Giải pháp khử mặn trong nước để sinh hoạt của Wepar
Wepar luôn quan tâm đến các thời điểm của nguồn nước và cũng lập ra được bảng dữ liệu về nguồn nước và khả năng xử lý của các phương án đối với nguồn nước nhiễm mặn. Công nghệ lọc RO luôn là giải pháp tối ưu để xử lý nguồn nước nhiễm mặn.Tuy nhiên, để xử lý hiệu quả và tối ưu chi phí, bà con cần quan tâm đến một số thông tin như sau:
- Công suất cho hệ thống lọc nước ứng với nhu cầu sử dụng: Bởi lọc nước nhiễm mặn khác với các hệ thống lọc nước thông thường. Vì vậy cần lựa chọn công suất lọc nước phù hợp.
- Các thiết bị sử dụng trong hệ thống lọc nước: Vừa lắp đặt và xử lý nước mặn ra nước ngọt với các hệ thống công suất phù hợp, vừa có thể vận hành tốt, bền với thời gian và có thể linh động cho nhiều nguồn nước khác nhau.
- Mỗi phương án cũng như cơ chế màng lọc RO sẽ tương ứng với một độ mặn nhất định tối đa có thể xử lý. Vì vậy, việc đánh giá tính chất nguồn nước trước khi lắp đặt hệ thống là điều cực kỳ quan trọng để có thể chọn được hệ thống lọc nước hiệu quả.
Wepar cung cấp các giải pháp lọc nước hiệu quả và toàn diện dùng cho các nhu cầu sử dụng khác nhau. Không chỉ khử mặn trong nước để sinh hoạt, mà còn ở các hoạt động và các nhu cầu lọc từ quy mô gia đình đến công nghiệp. Hãy liên hệ Wepar trước khi thực hiện hệ thống để được hỗ trợ tốt nhất.
>> Xem thêm:
Công trình RO lọc nước nhiễm mặn cho trạm biến áp