Dùng máy lọc nước có tốn nhiều điện không? Bao nhiêu 1 tháng
Có rất nhiều thắc mắc của người tiêu dùng xung quanh vấn đề “Máy lọc nước có tốn nhiều nhiều điện không?”. Do phải cắm điện và hoạt động liên tục 24/7. Trên thị trường máy lọc nước có 2 loại chính mà máy lọc công nghệ RO và máy lọc công nghệ Nano. Một trong những sự khác biệt về 2 công nghệ này đó chính là việc sử dụng điện năng để hoạt động. Nhiều người cho rằng đây chính điểm yếu của máy lọc nước RO so với máy lọc Nano. Vì có thể gây tốn kém, làm tăng tiền điện chi trả hàng tháng. Vậy thì dùng máy lọc nước RO có thực sự tốn nhiều điện không? Và tốn khoảng bao nhiêu tiền 1 tháng. Hãy tiếp tục theo dõi ở bài viết phía dưới, WEPAR sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này nhé!
>> Có thể bạn chưa biết: Mẹo tiết kiệm nước sinh hoạt
Tóm tắt
Tìm hiểu về nguyên lý hoạt động của máy lọc nước
Hiện nay, máy lọc nước dần trở thành thiết bị điện tử quan trọng trong các gia đình. Bởi chức năng cung cấp nguồn nước sạch và an toàn cho sức khỏe đến người tiêu dùng. So với dòng máy lọc Nano, máy lọc nước RO cần phải sử dụng điện để hoạt động. Vậy nên điều này sẽ khiến cho người tiêu dùng phân vân giữa hai dòng máy này. Nếu chọn máy lọc sử dụng công nghệ RO có thể gây ra việc hao điện trong gia đình. Cùng tìm hiểu xem máy lọc nước RO có tiêu hao nhiều điện năng không nhé!
Nguyên lý hoạt động của màng lọc RO trong máy lọc nước
Máy lọc nước RO là hệ thống bao gồm các thiết bị lọc nước khác nhau. Thông thường, máy được phân loại theo nhiều cấp lọc, mỗi cấp đảm nhiệm một vai trò khác nhau. Tuy nhiên, màng RO là bộ phận không thể thiếu trong bất kỳ máy lọc nước RO nào. Màng lọc RO được coi là cấp lọc quan trọng nhất vì vai trò lọc các tạp chất ô nhiễm trong nước với hiệu quả lên đến 99,9%. Màng được cấu tạo các tấm film với kích thước lỗ lọc ở mức siêu nhỏ, chỉ 0.0001 micron. Nhờ vậy, màng RO có khả năng loại bỏ hầu hết các phân tử kim loại nặng, vi khuẩn, các loại chất rắn hòa tan khác nhau.
Máy lọc RO hoạt động theo cơ chế thẩm thấu ngược, dựa vào sự chênh lệch áp suất của trước và sau màng lọc. Chỉ có các phân tử nước tinh khiết được thấm qua màng đi ra ngoài. Trong khi các tạp chất ô nhiễm bị giữ lại bên trong màng, và được xả bỏ ra bên ngoài theo cơ độ rửa màng tự động. Để tạo được sự chênh lệch áp lực này, phải có sự hỗ trợ của bơm hỗ trợ tăng áp suất của nước đẩy qua màng. Vậy nên, máy lọc RO phải cần tiêu tốn lượng điện năng để hoạt động lọc nước theo cơ chế như trên.
Hoạt động tiêu thụ điện năng trong máy lọc RO
Điểm chung của các loại máy lọc RO phải có hệ lọc thô và màng RO. Nhằm đảm bảo chất lượng nước đầu ra đạt được tiêu chuẩn nước uống trực tiếp theo quy định của Bộ Y Tế. Dưới đây là quy hoạt động lọc nước trong máy.
Nguồn nước cấp đi vào trong máy lọc sẽ đi qua lõi lọc số 1. Lõi lọc số 1 còn có tên gọi là lõi lọc bông nén, thành phần cấu tạo từ các lớp bông chất liệu Polypropylene. Kích thước khe lọc đạt 5 micron có chức năng ngăn chặn các chất rắn lơ lửng, cặn bẩn,…
Nước sau lọc tiếp tục qua lõi số 2 và 3. Đây là loại lõi lọc có chất than hoạt tính gáo dừa: dạng hạt đối với lõi số 2 và dạng khối đối với lõi số 3. Tính năng của hai lõi là loại bỏ các tạp chất kim loại nặng, chất hữu cơ dễ bay hơi, giảm nồng độ clo, các loại hóa chất độc hại khác theo cơ chế hấp phụ…Đồng thời cải thiện mùi vị ngon ngọt tự nhiên cho nước.
Tiếp đến, nước sẽ vận chuyển đến màng lọc RO để tiến hành lọc nước theo cơ chế thẩm thấu ngược. Giai đoạn lọc này, máy lọc nước cần tốn nguồn điện năng để bơm áp lực hoạt động. Nhờ vậy mới tạo đủ áp bơm nước chảy qua màng lọc RO hoạt động. Cuối giai đoạn, cơ chế lọc tạo ra 2 nguồn nước: nước tinh khiết và nước xả thải. Nước tinh khiết tiếp tục vận chuyển đến các lõi lọc phía sau.
Dùng máy lọc nước có tốn nhiều điện không?
Máy lọc RO có nhiều cấp lọc khác nhau bao gồm hệ lõi lọc đảm nhiệm chức năng lọc thô. Màng lọc RO giúp lọc sạch có thành phần ô nhiễm có kích thước nhỏ. Cuối cùng là hệ lõi lọc chức năng giúp bổ sung các chất khoáng và cải thiện mùi vị ngon ngọt cho nước.
Theo khuyến cáo của nhà sản xuất, người tiêu dùng nên cắm điện máy lọc nước liên tục để đảm bảo đủ nguồn nước cung cấp. Điều này khiến nhiều người có suy nghĩ máy lọc nước gây tốn kém điện khá nhiều. Tuy nhiên, với công nghệ lọc tiên tiến hiện nay, các dòng máy lọc nước RO có chế độ tự ngưng hoạt động khi bình áp đầy nước. Vậy nên, máy lọc nước RO không phải lúc nào cũng tốn điện như suy nghĩ của người dùng. Thiết bị chỉ chạy khi bình chứa hết nước nhằm đủ lượng nước sạch cho người tiêu dùng sử dụng ở bất kỳ thời điểm nào.
Hiện nay một số dòng sản phẩm trên thị trường còn tích hợp theo chế độ nước nóng lạnh. Tuy so với dòng máy lọc thông thường thì máy lọc nước này lại tốn điện năng hơn. Nhưng với công nghệ làm lạnh, làm nóng nước bằng các block tạo khả năng nhiệt đổi nhiệt độ nước một cách nhanh chóng và hiệu quả. Đồng thời giúp nguồn nước được cách nhiệt tuyệt đối, duy trì mức nhiệt ổn định cho nước. Tránh xảy ra tình ra thất thoát nhiệt lượng ra bên ngoài. Cơ chế tự động ngắt điện khi nước đạt đủ nhiệt độ cần thiết cũng hỗ trợ tối đa việc tiết kiệm điện năng tiêu thụ của thiết bị.
Phương pháp sử dụng máy lọc nước tiết kiệm điện
Không phải bất kỳ máy lọc nước RO cũng có chế độ tiết kiệm điện. Vì vậy, người tiêu dùng nên chọn những loại máy lọc nước có thương hiệu uy tín trên thị trường. Hạn chế các loại máy lọc giá rẻ có chất lượng kém, có lượng điện năng sử dụng cao. Gây ra tổn thất về mặt kinh tế mà còn không được đảm bảo chất lượng nước uống.
Thay lõi lọc định kỳ cũng là cách không gây ra vấn đề tốn điện khi sử dụng máy lọc nước RO. Ngoài tác dụng, duy trì nguồn nước sạch tuyệt đối và tăng bộ bền cho thiết bị. Việc này giúp ngăn chặn hậu quả sự cố tắc nghẽn màng lọc, khiến bơm phải hoạt động tối đa công suất mới có thể đẩy nước qua màng được. Nên thay thế lõi lọc định kỳ để giúp tiết kiệm điện hiệu quả.
Lựa chọn máy lọc nước RO thương hiệu WEPAR sẽ giúp bạn có được nguồn nước đạt được tiêu chuẩn chất lượng nước uống trực tiếp. Toàn bộ sản phẩm của WEPAR đều tích hợp các chế độ tiết kiệm điện thông minh vượt trội. Đừng ngần ngại liên hệ với WEPAR khi bạn có nhu cầu tư vấn về máy lọc nước.
CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG WEPAR