26 12-2020

10 Cách lọc nước giếng khoan thủ công tại nhà, đơn giản mà hiệu quả 2022


Nếu như dân thành thị đa số sử dụng nước máy để sinh hoạt, nấu nướng. Thì nước giếng khoan vẫn là nguồn nước chính dùng cho mọi mục đích của người dân vùng nông thôn. Tuy nhiên, nước giếng khoan, giếng đào hiện nay đang ô nhiễm rất phức tạp. Thường có hiện tượng vàng đục, tanh hôi, nhiễm phèn, nhiễm mặn, dầu nhớt, hóa chất, kim loại nặng, nhiễm khuẩn… Tìm đọc 10 cách lọc nước giếng khoan thủ công tại nhà; vừa đơn giản nhưng đảm bảo vô cùng hiệu quả trong bài viết này nhé.

> Tìm hiểu thêm: Cách xử lý nước giếng khoan bị nhiễm dầu nhớt, hóa chất. Đảm bảo sạch uống được

10-cach-loc-nuoc-gieng-khoan-thu-cong

Thực trạng các nguồn nước giếng bị ô nhiễm

Như đã nói, nguồn nước giếng hiện nay đang bị ô nhiễm ở mức báo động. Do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan. Chẳng hạn như: ý thức vứt rác bừa bãi; chất thải sinh hoạt; các hoạt động khai thác khoáng sản; chất thải từ các hoạt động sản xuất của nhà máy, khu công nghiệp; ảnh hưởng của mưa bão, thiên tai… Cùng điểm qua một vài hiện tượng ô nhiễm của nước giếng thường gặp phải.

Nước giếng bị nhiễm phèn 

Nước nhiễm phèn thường được cấu tạo từ một hoặc nhiều các kim loại sau như sắt, nhôm hay mangan… kết hợp với gốc sunfat có trong các nguồn nước ô nhiễm. Ngoài ra, đặc điểm thổ nhưỡng từng vùng cũng ảnh hưởng đến tính chất nhiễm phèn của nước. Ở các khu vực như Đồng bằng sông Cửu Long, hàm lượng phèn trong nước thường ở mức rất cao.

Nước giếng là một trong những nguồn nước thường xuyên bị nhiễm phèn. Ta có thể dễ dàng nhận thấy bằng cảm quan thông qua màu sắc vàng đục và mùi tanh hôi của nước. Đặc biệt, nếu nước nhiễm phèn được chứa trong các bể. Ta sẽ thường xuyên bắt gặp hiện tượng kết tủa màu nâu đỏ trong bể chứa. Dù vậy, lọc nước giếng khoan nhiễm phèn dùng cho sinh hoạt không quá khó. Nên mọi người hoàn toàn có thể yên tâm “đối phó” với nước giếng nhiễm phèn.

Nước giếng bị nhiễm mặn

Các tỉnh miền Tây là khu vực “hứng chịu” nhiều trận chiến nước mặn nhất nước ta. Đúng với cái tên của nó, nước nhiễm mặn là do hàm lượng muối trong nước quá cao, điển hình nhất là NaCl. Và tất nhiên, nước nhiễm mặn hoàn toàn có thể nhận biết qua vị giác.

Những năm qua, các hộ gia đình chuyên trồng cây giống, đặc biệt là cây sầu riêng ở miền Tây đã gánh chịu nhiều hậu quả nặng nề. Do các loại cây này không phát triển được trong điều kiện nước nhiễm mặn. Ngoài việc ảnh hưởng tiêu cực đến các hoạt động trồng trọt. Nước nhiễm mặn còn gây ra nhiều căn bệnh về gan, thận, tiêu hóa, da…

Nước giếng bị nhiễm kim loại nặng

Sắt (Fe), Mangan (Mn), Asen (As), Chì (Pb), Crom (Cr), Cadimi (Cd), Thủy ngân (Hg), Kẽm (Zn), Đồng (Cu)… là các kim loại nặng thường thấy khi phân tích mẫu nước giếng khoan. Các thành phần này cũng thường đến từ các chất thải, nước thải từ các nhà máy, xí nghiệp… Kim loại nặng trong nước là nguyên nhân chính gây ra rất nhiều căn bệnh nguy hiểm. Như: thay đổi cấu trúc gen, tổn thương não, quái thai, rối loạn tim mạch, ung thư…

cach-xu-ly-nuoc-gieng-khoan-bi-nhiem-dau-nhot

Nước giếng bị nhiễm dầu nhớt, hóa chất

Nước giếng khoan bị nhiễm dầu nhớt, hóa chất rất dễ nhận biết. Khi nước tiếp xúc với không khí trong một thời gian sẽ có màu vàng. Màu của nước thay đổi từ trong sang vàng do các cặn xuất hiện dưới đáy nước. Trong trường hợp bị nhiễm phèn, nước có màu đỏ nâu hoặc vàng và nồng nặc mùi tanh. Ngoài ra, trên mặt nước xuất hiện váng mỡ, dầu nhớt nổi lên làm bóng mặt nước. Dùng tay tiếp xúc với nước thì thấy phần dầu nhớt có màu đen. Chỉ cần cảm nhận bằng cảm quan là ta đã hình dung được tác hại của nguồn nước ô nhiễm này mang lại. Tốt nhất, nên tìm cách lọc nước giếng khoan bị nhiễm dầu nhớt, hóa chất trước khi quá muộn.

Nước giếng bẩn, màu vàng đục, có mùi tanh, hôi

Đây là hiện tượng dễ bắt gặp nhất đối với nguồn nước giếng khoan bị ô nhiễm. Sở dĩ nước cò màu vàng đục và tanh hôi là do trong nước chứa nhiều sắt, mangan hòa tan vượt quá ngưỡng cho phép. Các chất này xuất hiện trong nước là do nước giếng khoan được khai thác từ các mạch nước ngầm. Trong khi đó, mạch nước ngầm ngày nay đang bị nhiễm nhiều chất thải từ các khu công nghiệp, hóa chất độc hại từ các thuốc trừ sâu, thuốc BVTV… Khiến nước giếng bẩn, màu vàng đục, có mùi tanh, hôi.

Nước giếng bị nhiễm khuẩn

Không chỉ nước giếng mà gần như tất cả các nguồn nước hiện nay đều chứa nhiều vi khuẩn, vi sinh vật. Bởi chỉ cần trong nước có cặn bẩn, tạp chất… đã là môi trường lý tưởng để các vi khuẩn này sinh sôi. Các vi khuẩn thường gặp trong nước là E.coli, Coiliform… Bằng mắt thường ta không thể nhìn thấy được. Điều đó đồng nghĩa với việc, không phải nước trong là nước sạch. Cần tiến hành các biện pháp khử khuẩn cho nước để đảm bảo an toàn khi sử dụng.

Tác hại của việc uống nguồn nước bị ô nhiễm

Nước là thành phần thiết yếu của cơ thể. Do đó, nước khi dung nạp vào cơ thể phải là nguồn nước sạch, chất lượng, không chứa các thành phần độc hại. Sử dụng nguồn nước giếng bị ô nhiễm thường xuyên sẽ dễ mắc phải các căn bệnh: dị ứng da, da nổi mẩn; bệnh về đường ruột như tiêu chảy, viêm màng kết; các bệnh về mắt… Nghiêm trọng hơn, nếu trong nước chứa các hóa chất, độc tố kim loại nặng, đặc biệt là asen, nitrit, nitrat… Sẽ dễ gây ra các căn bệnh nan y liên quan đến ung thư, thần kinh, sinh sản…

 

Không những ảnh hưởng đến sức khỏe con người, nước ô nhiễm còn gây ra nhiều tác hại khác cho đồ dùng trong gia đình. Như đồ nhà bếp bị đóng vôi cặn, đường ống nước bị gỉ sét… Ảnh hưởng đến sự sinh trưởng phát triển của cây trồng, vật nuôi…Tóm lại, nước không những quan trọng đối với cơ thể, mà còn là một phần tất yếu của cuộc sống. Do đó, cần có các cách lọc nước giếng khoan thủ công nói riêng và xử lý nước ô nhiễm nói chung.

10 Cách lọc nước giếng khoan thủ công sạch đơn giản nhất 2022

Nhiều khu vực ở vùng sâu vùng xa chưa biết đến các công nghệ xử lý nước hiện đại. Chưa kể những thiết bị này còn có giá thành khá đắt. Do vậy, nếu nguồn nước giếng khoan bị ô nhiễm ở mức độ nhẹ. Mọi người vẫn thường ưu tiên thực hiện các cách lọc nước giếng khoan thủ công tại nhà. Đa số các cách này đều rất dễ thực hiện, tiết kiệm chi phí. Quan trọng hơn, các cách lọc nước giếng khoan được chia sẻ này vẫn đảm bảo an toàn khi sử dụng để sinh hoạt..

Cách xử lý nước đục thành trong của giếng mới đào, khoan

Nước giếng đào, khoan thường bị đục, vàng nâu là do chứa nhiều tạp chất, cặn bẩn và đặc biệt chứa nhiều phèn. Để khắc phục tình trạng này, chúng ta có thể áp dụng phương pháp lắng để lọc nước. Phương pháp này được tạo thành từ ống nhựa kết hợp với vòi hoa sen. Hoặc thông qua việc đục các lỗ nhỏ trên ống nhựa. Tạo thành dàn mưa, chia nhỏ lượng nước trước khi rơi xuống bể lắng.

Cách lọc nước giếng khoan thủ công tại nhà này rất phù hợp để lọc nước giếng khoan nhiễm phèn. Do khi nước được chia nhỏ, diện tích tiếp xúc với không khí nhiều hơn, sắt (phèn sắt) sẽ được oxy hóa. Dẫn đến việc giảm hàm lượng sắt có trong nước. Giảm hiện tượng vàng đục trong nước.

> Xem thêm: 5 Cách xử lý nước Giếng khoan bị nhiễm Sắt. Đảm bảo sạch uống được

8 vật liệu lọc nước giếng khoan tốt nhất

Tùy vào tính chất nước giếng khoan bị ô nhiễm mà có thể lựa chọn vật liệu lọc nước cho phù hợp. Chẳng hạn nước giếng khoan chứa nhiều cặn bẩn lửng lơ thì hoàn toàn có thể lọc nước bằng cát thạch anh và sỏi thạch anh. Trong khi đó, nước giếng khoan bị nhiễm phèn sẽ ưu tiên xử lý bằng cát mangan và hạt birm.

Tuy nhiên, nước giếng khoan sẽ được lọc hiệu quả nhất khi kết hợp các vật liệu lọc với nhau. Bởi mỗi vật liệu đều đóng một vai trò nhất định, mà các vật liệu lọc khác không thể thay thế:

  • Cát đen: giữ lại cặn bẩn kích thước lớn, hỗ trợ loại bỏ sắt trong nước.
  • Cát vàng: bên cạnh việc lọc cặn, cát vàng còn có tác dụng làm nước trong hơn, tăng khả năng lọc cho các vật liệu lọc bên dưới của bể lọc.
  • Cát thạch anh: lọc các cặn bẩn lửng lơ có kích thước nhỏ hơn. Đặc biệt, cát thạch anh còn có khả năng hấp thụ asen trong môi trường có kết tủa Fe(OH)3.
  • Than hoạt tính: có khả năng khử màu, khử mùi vị lạ trong nước. Một số dòng than hoạt tính có độ hoạt hóa cao còn có khả năng loại bỏ kim loại nhẹ, chất độc, chất bẩn…
  • Sỏi đỡ vật liệu: giúp chống tắc, làm thoáng cho bể lọc. Ngoài ra còn có khả năng giữ lại các chất rắn không tan kích thước lớn.
  • Cát mangan, hạt birm: đóng vai trò quan trọng trong việc khử phèn.
  • Corosex, flomag: có tác dụng nâng độ pH cho nước.
  • Hạt nhựa Resin: có tác dụng làm mềm nước có độ cứng cao.

10 Cách lọc nước giếng khoan thủ công tại nhà, đơn giản mà hiệu quả 2022

Cách lọc nước giếng khoan thủ công bằng than hoạt tính

Than hoạt tính đang dừng được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực làm đẹp, lọc không khí và cả lọc nước. Nhờ tính năng khử màu, khử mùi triệt để. Đặc biệt, đối với một số dòng than hoạt tính có độ Iod và khả năng hấp phụ cao. Chẳng hạn như than hoạt tính gáo dừa. Nếu áp dụng trong lọc nước giếng khoan, sẽ đồng thời hỗ trợ loại bỏ một số chất rắn hòa tan có trong nước. Khử mùi Clo, mùi H2S. Thậm chí, nếu nước giếng khoan bị nhiễm kim loại nặng ở mức độ nhẹ. Than hoạt tính gáo dừa cũng có khả năng hỗ trợ loại bỏ các thành phần ô nhiễm không mong muốn này.

Cách lọc nước giếng bằng cát sỏi

Đây cũng sẽ là một cách lọc nước giếng khoan thủ công hiệu quả nếu nguồn nước nhà bạn nhiễm phèn, nhiễm mangan. Bởi bên cạnh tác dụng đỡ vật liệu, làm thoáng, chống tắc của sỏi đỡ và cát thạch anh. Thì các dòng cát mangan nhập khẩu như Zeo Mangan, Mangan Greensand và cả Mangan Việt Nam còn có tác dụng khử phèn, khử mangan có trong nước.

Xây bể lọc nước giếng khoan

Bể lọc nước được xem là phương pháp lọc nước giếng khoan gia đình truyền thống. Bể lọc được xây bằng xi măng và chia thành 3 ngăn: ngăn lắng, ngăn lọc và ngăn chứa. Tùy vào lượng nước (thể tích) cần lọc và vị trí mặt bằng trống mà có thể xây bể to hay nhỏ.

Có thể thấy, bể lọc chính là kết quả của việc kết hợp 3 phương pháp: phương pháp lắng (giàn mưa), lọc nước giếng khoan bằng than hoạt tính và lọc nước giếng khoan bằng cát. Nhờ đó mà nước giếng khoan được đồng thời khử màu, khử mùi, khử phèn và các cặn bẩn lửng lơ trong nước.

Dưới đây là mô hình bể lọc nước giếng khoan gia đình:

cach-loc-nuoc-gieng-khoan-thu-cong

Tuy nhiên, phương pháp lọc này thường chỉ áp dụng xử lý nước dùng cho hộ gia đình. Nếu cần dùng nước cho nhiều mục đích khác như trồng trọt, sản xuất phải cần áp dụng các phương pháp lọc nước công nghiệp.

Cách xử lý nước giếng bằng than củi

Nguyên lý lọc nước của than củi tương tự than hoạt tính. Với cấu trúc than xơ rỗng, than củi cũng có khả năng hấp phụ nhất định. Tuy nhiên, khả năng hấp phụ không tốt như than hoạt tính. Cộng với việc độ tro của than củi quá cao. Do đó, cách lọc nước giếng khoan này không còn được nhiều người áp dụng.

Cách xử lý nước giếng bằng phèn chua

10 Cách lọc nước giếng khoan thủ công tại nhà, đơn giản mà hiệu quả 2022

Sở dĩ phèn chua lọc được nước giếng khoan là do khi hòa với nước, phèn sẽ keo tụ các tạp chất, cặn bẩn lửng lơ. Các chất này lắng xuống đáy bể, do đó, ta thấy nước giếng khoan trên bề mặt sẽ trong hơn. Và an toàn hơn khi sử dụng để tắm rửa, giặt giũ, tưới cây…

Tuy nhiên, ngày nay việc sử dụng phèn chua không được ưa chuộng như ngày trước. Bởi phèn chua không giữ được độ tự nhiên mà được cấu thành từ nhiều hợp chất khác nhau do quá trình sản xuất. Nếu dùng phèn chua như một cách để lọc nước giếng khoan thủ công. Nghĩa là chúng ta đang đồng thời bổ sung nhiều hợp chất khác vào nước. Và chưa biết chúng thực sự có lợi hay có hại đối với sức khỏe.

Cách lọc nước giếng khoan thủ công hết đục vào mùa mưa

Nước giếng vào mùa mưa thường bị đục. Nguyên nhân là do nước mưa cuốn theo các chất ô nhiễm ở cả trong không khí và mặt đất trôi xuống giếng. Các thành phần này có thể là tạp chất, cặn bẩn, kim loại nặng, vi khuẩn… Do đó, cần kết hợp lọc nước giếng bằng phèn chua với khử khuẩn. Để lọc nước giếng vào mùa mưa một cách hiệu quả. Bên trên, WEPAR đã hướng dẫn cách lọc nước giếng bằng phèn chua. Sau khi thực hiện thao tác này, chúng ta sẽ tiến hành khử khuẩn cho nước. Có 2 cách khử khuẩn thủ công được nhiều gia đình áp dụng:

Khử trùng nước giếng khoan bằng Cloramin B

Nước giếng khoan được lọc và xử lý hoàn hảo phải được khử khuẩn sau lọc. Cloramin B là hóa chất khá quen thuộc trong các nhà máy xử lý nước công nghiệp để khử khuẩn. Nếu sử dụng phương pháp này, cần cân nhắc đến liều lượng pha chế. Liều lượng thích hợp nhất là 0,25g Cloramin B hòa cùng 25 lít nước. Khuấy đều, để cho nước trong và đậy kín nắp trong vòng 30 phút. Sau đó mới đem ra sử dụng cho sinh hoạt.

Khử trùng nước giếng khoan bằng viên Aquatab

Thực hiện tương tự cách khử trùng bằng Cloramin B. Tuy nhiên liều lượng pha chế sẽ có chút thay đổi. Cứ 20 lít nước sẽ hòa tan 1 viên Aquatab 67mg. Tiếp tục khuấy đều và chờ trong 30 phút là có thể sử dụng để tắm rửa, giặt giũ, tưới cây…

Cách lọc nước giếng khoan thủ công bằng trấu

Lọc nước giếng khoan bằng trấu hay than trấu là một cách lọc nước giếng khoan thủ công mới nở rộ. Được dùng để thay thế cách lọc nước giếng khoan bằng cát do giá thành rẻ, nước chảy nhanh và rất tiện để thay thế. Cách thực hiện cũng khá đơn giản: hòa 10g tro bếp với 1 lít nước, để nước lắng khoảng 30 phút. Nguồn nước sau lọc tương đối đảm bảo an toàn để sinh hoạt. Tuy nhiên, hiện nay các nơi sản xuất than trấu thì sản xuất rất thủ công. Không loại bỏ được hàm lượng SiO2 có trong trấu. Trong khi chất này rất nguy hiểm khi uống trực tiếp.

Hệ thống lọc nước giếng khoan WEPAR

Các cách lọc nước giếng khoan thủ công trên tuy có đơn giản, dễ thực hiện và khá tiết kiệm. Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của chúng là chỉ cho ra nguồn nước sau lọc an toàn dùng trong sinh hoạt. Không được khuyên dùng để uống trực tiếp.

Hệ thống lọc nước giếng khoan WEPAR áp dụng công nghệ lọc nước 3 trong 1 ARS hiện đại, tích hợp màng lọc RO Dupont (Dow) USA. Dựa trên nguyên lý thẩm thấu ngược cùng khe lọc RO siêu nhỏ 0,0001 micron. Hệ thống có khả năng xử lý đến 99,99% các thành phần ô nhiễm trong nước. Bao gồm: cặn bẩn, tạp chất, kim loại nặng, hóa chất, các chất hữu cơ hòa tan, vi khuẩn, vi sinh vật… Do đó, hệ thống lọc nước giếng khoan WEPAR cho ra nước sau lọc đạt tiêu chuẩn nước uống quốc gia.

10 Cách lọc nước giếng khoan thủ công tại nhà, đơn giản mà hiệu quả 2022

Gợi ý giải pháp lọc nước giếng khoan tiết kiệm chi phí

Nếu bạn vẫn muốn dùng nước phục vụ cho mục đích sinh hoạt. Và hơi quan ngại về chi phí để lắp đặt cả một hệ thống RO cho cả tòa nhà. Bạn có thể lắp đặt một hệ thống lọc thô đầu nguồn WEPAR. Cam kết tối ưu chất lượng nước sinh hoạt ở mức an toàn tối đa. Sau đó, lắp thêm một chiếc máy lọc nước gia đình công nghệ RO WEPAR để dùng cho nấu nướng, uống trực tiếp. Như vậy vừa tiết kiệm chi phí, nhưng vẫn đảm bảo chất lượng nước dùng cho mỗi mục đích.

Lời kết

Tình trạng các mạch nước ngầm, nước giếng khoan ngày càng ô nhiễm trầm trọng. Theo đó, việc tìm hiểu các cách lọc nước giếng khoan thủ công là điều cần thiết. Tuy nhiên, như đã nói, nếu bạn cần dùng nước để uống trực tiếp an toàn. Các phương pháp lọc nước thủ công sẽ không phù hợp. Do mỗi cách chỉ loại bỏ được một thành phần ô nhiễm có trong nước. Trong khi đó, hệ thống/máy lọc nước RO sẽ đồng thời xử lý gần như tất cả chất ô nhiễm trong nước giếng khoan.

 

CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG WEPAR

  • Tổng công ty: 181 Bình Long, Phường Bình Hưng Hòa A, Quận Bình Tân, TP HCM
  • Hotline: 0902975550 – 0934195657 – 0902640009
  • Email: [email protected]
Chat ngay