11 01-2021

Cách xử lý nước nhiễm mặn thành nước ngọt hiệu quả 2024


Tình trạng xâm nhập mặn đang là bài toán nhức nhối đối với các tỉnh Đồng Bằng sông Cửu Long. Nguồn nước ngọt sinh hoạt của người dân dần chuyển sang thành nước lợ thậm chí là nước mặn. Xâm nhập mặn ngày càng diễn biến phức tạp làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của nhân dân. Việc thiếu nguồn nước ngọt khiến cho hoạt động sinh hoạt như nấu ăn, giặt giũ, vệ sinh cũng rất khó khăn. Vì vậy, cần có những cách xử lý nước nhiễm mặn thành nước ngọt để cung cấp đủ nguồn nước đạt chuẩn sinh hoạt và tưới tiêu.

Tìm hiểu về nước nhiễm mặn

Những năm gần đây, nước nhiễm mặn diễn ra rất thường xuyên với mức độ ngày càng trầm trọng. Việc này đã đe dọa trực tiếp đến đời sống sinh hoạt của người dân. Không những thế, là mùa màng trái cây cũng như lương thực lúa gạo thiếu nước ngọt cũng ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế nông nghiệp của đất nước.

XEM THÊM: Hệ thống máy lọc nước mặn công nghiệp tốt nhất hiện nay

Khái niệm nước nhiễm mặn

Nước nhiễm mặn là nguồn nước chứa lượng muối hòa tan cao hơn mức quy định so với nước ngọt. Muối hòa tan thông thường có công thức NaCl. Ngoài ra còn có một số thành phần khác như KCl, CaCl2,..

Để xác định được mức độ nhiễm mặn của nước, người ta tính toán dựa theo nồng độ muối hòa tan tính bằng đơn vị phần ngàn ppt hoặc ppm. Nếu nồng độ các chất hòa tan đạt trên 4 ppt thì nguồn nước đó đã bị nhiễm mặn. Trong đó nồng độ chất hòa tan được tính theo nồng độ NaCl.

Trong đó: Nước đạt độ lợ khi đạt từ 1 đến 10 ppt. Nước đạt độ mặn từ 10 đến 30 ppt

Tính chất và cách nhận biết nước nhiễm mặn

Ngoài ra, dựa vào nồng độ clorua Cl- trong nước để nhận biết nước bị xâm nhập mặn. Trong trường hợp nồng độ Cl- đạt trên > 300 mg/l thì nên cần xử lý độ mặn trong nước.

Để nhận biết nước được nguồn nước sinh hoạt có nhiễm mặn hay không, đa số người dân sẽ thử qua vị giác. Nếu nếm được nước có vị mặn như nước muối thì nước đã nhiễm mặn.

Hiện nay, trên thị trường có các thiết bị đo được độ mặn là bút đo TDS (tổng chất rắn hòa tan). Các thiết bị này đo được chính xác nồng độ TDS cũng như độ mặn chính xác. Ưu điểm của thiết bị là rất dễ sử dụng, kết quả nhanh chóng và nhiều mức giá cả phù hợp.

Thực trạng và nguyên nhân nước nhiễm mặn

Hiện nay, tình trạng xâm nhập mặn diễn biến càng phức tạp và mức độ nghiêm trọng. Những vùng đồng bằng sông Cửu Long là vùng trũng, thấp và tiếp giáp với biển.

Ở các tháng khô hạn như tháng 3 đến tháng 6, mực nước ngọt trở nên cạn kiệt. Điều này đẩy nhanh tốc độ nhiễm mặn của nước biển vào đất liền với nồng độ lớn.

Trong những trường hợp tệ hơn, mạch nước ngầm để khai thác thánh nước giếng khoan cũng gặp tình trạng nhập mặn tương tự với sông hồ.

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng nước nhiễm mặn là việc xâm nhập của nước biển vào bên trong đất liền. Hiện tượng dân cao nguồn nước biển do băng tan và thủy triều khiến xâm nhập mặn, lấn sâu vào sông ngòi. Sau đó, phần nước biển này gây nên tình trạng nhiễm mặn làm cho nước sông, hồ cũng bị nhiễm muối.

Tác hại sử dụng nước nhiễm mặn đối với sinh hoạt

Sử dụng nước bị nhiễm mặn gây ra những tác nhân gây hại trong các hoạt động sản xuất – sinh hoạt và sức khỏe con người.

Nước nhiễm mặn là nguyên nhân hàng đầu gây tình trạng khô cằn đất đại. Các loại cây nông nghiệp không thể sống được trong điều kiện hạn mặn. Gây nên tính trạng chậm phát triển và chết dần. Mùa màng và nguồn sống của người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Việc xâm nhập mặn còn là nguyên nhân hàng đầu làm ngành thủy sản nước ngọt bị thiệt hại nặng nề.

Nước nhiễm mặn gây nên các vấn đề ăn mòn các thiết bị và đồ đạc sinh hoạt gia đình. Nồng độ muối trong nước quá cao làm các vật dụng bằng kim nhanh chóng gỉ sét. Hoạt động như giặt giũ, rửa chén, vệ sinh cũng làm nhanh chóng làm hư hại vật dụng. Các khu vực tiếp xúc với nước nhiễm mặn, sau một thời gian để lại cặn muối màu trắng. Điều này gây ra khó khăn không nhỏ đến đời sống sinh hoạt của người dân.

Tác hại sử dụng nước nhiễm mặn đối với sức khỏe

Trong đó, sức khỏe con người của ảnh hưởng trầm trọng khi tiếp xúc với nước nhiễm mặn. Nồng độ muối quá cao gây ra các triệu chứng về các bệnh da liễu: lở loét, viêm da, mẩn ngứa, mẩn đỏ,…Trong có trường hợp nghiêm trọng, nước nhiễm mặn làm mất nước các tế bào trong cơ thể. Các tế bào chết đi tạo điều kiện vi khuẩn gây hại phát triển. Hệ miễn dịch con người suy giảm, mất khả năng đề kháng. Đây là tiền đề cho các bệnh tiêu hóa, suy gan, suy thận,..

Sử dụng nước nhiễm mặn sẽ gây ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe của con người. Muối trong nước mặn khi sẽ hút nước từ các tế bào gây nên hiện tượng mất nước. Khiến tế bào ngày càng bị teo nhỏ và chết đi. Kéo theo hệ quả miễn dịch của cơ thể bị suy giảm. Gây nên các bệnh lý về tiêu hóa, giảm chức năng đề kháng và dẫn đến tình trạng suy thận, suy gan,..

3 cách xử lý nước nhiễm mặn thành nước ngọt

Cần có cách xử lý nước nhiễm mặn thành nước ngọt để đảm bảo cho đủ nguồn nước cho các hoạt động sinh hoạt và sản xuất. Đặc biệt là bảo vệ cho bản thân và gia đình khỏi các hại gây ra bởi nước nhiễm mặn. Hiện nay có nhiều phương pháp lọc nước nhiễm mặn, nhưng cần xác định nồng độ muối trong nước trước. Từ đó tiến hành lựa chọn cách xử lý nước nhiễm mặn phù hợp.

Phương pháp trao đổi ion

Phương pháp trao đổi ion được áp dụng theo nguyên tắc thay thế ion cation và anion cùng điện tích từ đó làm giảm nồng độ NaCl trong nước. Trong quá trình trao đổi ion, cation Na+ bị thay thế bởi ion H+. Và anion Cl- được thay thế bởi OH-. Phương pháp này dễ thực hiện, không tốn các chi phí quá cao.

Nước đầu ra giảm độ mặn nhưng chưa hết hoàn toàn, nguồn nước vẫn còn mức độ mặn nhất định tùy thuộc vào thiết bị trao đổi ion.

Phương pháp chưng cất để xử lý nước nhiễm mặn

Phương pháp chưng cất nước được tiến hàng bằng cách đun nước, lấy phần hơi nước ngưng đọng làm phần nước ngọt. Phần nước bay hơi không có thành phần chất hữu cơ và chất vô là nước tinh khiết. Tuy nhiên phương pháp này lại có nhược điểm tiêu tốn nguồn năng lượng của nhiên liệu. Thiết bị chưng cất thường xuyên bị đóng cặn muối phải thường xuyên vệ sinh và bảo trì.

Xử lý nước nhiễm mặn bằng phương pháp màng RO thẩm thấu ngược

Hệ thống máy lọc nước mặn công suất lớn
Hệ thống máy lọc nước mặn công suất lớn

Màng thẩm thấu ngược RO là màng lọc khử muối trong nước nhiễm mặn phổ biến nhất hiện nay. Màng RO được tấm film mỏng cuộn tròn, có khả năng lọc các chất rắn hòa tan 0.0001 micron. Nên dễ dàng tách phần muối và nước riêng. Nước sạch đi ra từ phần ống trung tâm, còn lại các tạp chất khác trong nước theo dòng nước thải thoát ra.

Hiện nay, màng RO được nhận xét là phù hợp với điều kiện và tính chất nguồn nước tại Việt Nam. Nhưng màng RO được bày bán tràn lan trên thị trường với nhiều mức giá và chất lượng khác nhau. Cần phải tìm hiểu rõ về tính chất nước đang sử dụng và nhà cung cấp màng RO uy tín để đảm bảo xử lý nước nhiễm mặn đạt hiệu quả.

Tham khảo video hệ thống xử lý nước nhiễm mặn

 

CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG WEPAR

  • Tổng công ty: 181 Bình Long, Phường Bình Hưng Hòa A, Quận Bình Tân, TP HCM
  • Hotline: 0902975550 – 0934195657 – 0902640009
  • Email: [email protected]

Tham khảo thêm:

Chat ngay