Rừng ngập mặn lớn nhất Việt Nam tập trung ở đâu?
Bạn có biết rằng, rừng ngập mặn lớn nhất Việt Nam tập trung ở khu vực nào không? Đây là một trong những hệ sinh thái đặc biệt nhất trên toàn thế giới. Nhờ cấu tạo bộ rễ đặc biệt, rễ mọc nhô lên khỏi mặt nước. Các cây ngập mặn có thể phát triển trong điều kiện nóng bức, dưới nước mặn và bùn nhơ mà hầu hết các thực vật khác không thể sinh sống nổi ở môi trường này.
Điều kỳ thú sau khi tìm hiểu nghiên cứu là rừng ngập mặn còn là một hệ sinh thái vô cùng đa dạng. Có rất nhiều loài sinh vật sinh trưởng và phát triển ở đây. Trong số các loài sinh vật này thì có những loài chỉ sinh sống ở rừng ngập mặn. Vậy thì nơi phát triển rừng ngập mặn lớn nhất Việt Nam tập trung ở đâu? Dõi theo bài viết để tìm câu trả lời bên dưới bạn nhé!
Có thể bạn quan tâm: Máy lọc nước nhiễm mặn
Tóm tắt
Rừng ngập mặn lớn nhất Việt Nam tập trung ở đâu?
Rừng ngập mặn là loại rừng thường mọc ở cửa sông lớn vùng ven biển. Nước ở đây là nước mặn hòa với nước ngọt, nước lợ. Cứ mỗi khi thủy triều lên thì rừng sẽ bị ngập một phần. Thậm chí là có khi toàn bộ rừng trong biển nước. Đến khi thủy triều xuống thì rừng lại hiện ra nguyên vẹn. Cây vẫn sống khỏe, phát triển bình thường. Thật là kì diệu phải không nào.
Theo nghiên cứu cũng như đánh giá của các nhà khoa học. Các khu rừng ngập mặn lớn nhất ở Việt Nam đa dạng về chủng loại, nhiều về số lượng. Từ báo tạp chí Quốc phòng toàn dân cho biết, sự phân bố rộng khắp từ Bắc đến Nam, theo 4 khu vực và 12 tiểu khu. Trong đó, rừng quốc gia U Minh là rừng ngập mặn lớn nhất Việt Nam, diện tích lên đến 8.053ha.
Các loại cây có bộ rễ nôm, như: đước, sú, tràm, mắm, vẹt,…Sống cùng các loài cỏ, cây bụi,… xây thành những “bức tường” chắn sóng. Có vai trò giữ đất phù sa, tạo điều kiện cho bồi tụ nhanh chóng hơn. Đây cũng là nơi cư trú của các loài chim và cá. Đồng thời, rừng ngập mặn thực hiện quá trình điều hòa khí hậu trong vùng. Ngăn chặn tác động xấu của thiên tai
Cây ngập mặn và rừng ngập mặn có đặc điểm gì?
Cùng với rừng U Minh, ở Việt Nam còn có nhiều rừng ngập mặn lớn khác, tập trung chủ yếu ở miền Nam. Rừng ngập mặn trên thế giới tuy chỉ chiếm diện tích nhỏ trên toàn thế giới. Nhưng nơi đây lại là một trong những khu vực có hệ sinh thái đa dạng nhất trên thế giới. Do sự phân bố của rừng ngập mặn thường ở nơi có mực nước nông của cửa biển, cửa biển. Hệ thực vật của rừng ngập mặn thường có khả hấp thụ nguồn dinh dưỡng pha lẫn từ nước ngọt và nước mặn
Cây ngập mặn
Cây ngập mặn là các loài cây chịu được mặn. Chúng có những khả năng đặc biệt để có thể sinh sống trong môi trường nước lợ. Nhất là nơi có độ mặn cao, lượng oxy thấp, nước ngọt khan hiếm. Có những điều kì diệu mà chúng ta không biết được trong mỗi cây ngập mặn. Đó chính là cấu tạo hệ thống siêu lọc để bảo vệ cây khỏi sự xâm nhập của muối biển. Bộ rễ chuyên dụng giúp cây có thể hô hấp trong bùn lầy hoặc lúc thủy triều dâng.
Cây ngập mặn có thể chịu được độ mặn cao bởi có những cơ chế thích nghi vô cùng đặc biệt. Tiêu như bộ rễ có vai trò tương tự như bộ lọc, đặc tính thấm thấp. Chỉ có phần nước được hấp thụ qua. , giữ muối bên ngoài. Một số loại có khả năng loại bỏ muối bên trong thân cây hoặc tích lũy vào bộ phận vỏ cây và lá.
Bạn có tin là cây cũng sợ nắng không? Câu trả lời là có nhé. Để tránh mất nước hay nước trong thân cây bị bốc hơi do nhiệt độ và ánh nắng mặt trời. Một số loại cây còn có khả năng hạn chế lỗ trên lá để thích nghi với môi trường thiếu nước ngọt. Chẳng hạn như cây: hay thay đổi hướng nghiêng của lá để tránh ánh nắng gay gắt vào buổi trưa.
Sự đa dạng của hệ sinh thái ngập mặn
Tại những khu vừng ngập mặn lớn nhất Việt Nam chính là nơi cung cấp thức ăn và là môi trường sống của rất nhiều sinh vật. Để tạo nên hệ sinh thái rừng ngập mặn là sự kết hợp của các loài động – thực vật nơi đây sinh sống.
Quần xã thực vật ở rừng ngập mặn có đặc điểm phân bố theo chiều cao của địa hình. Chỉ riêng ở khu vực có rừng ngập mặn lớn nhất Việt Nam, rừng ngập mặn có 37 loại cây ngập mặn khác nhau. Thảm thực vật ở đây có ranh giới phân bố tự nhiên. Những loại cây ngập mặn có khả năng sinh trưởng và phát triển ở khu vực gần nước biển. Tiêu biểu như loại cây bần và cây mấm rồi đến cây đước. Những loại cây này thích nghi với môi trường nước sâu và dòng nước mạnh. Một số loại cây ưa môi trường ở gần bờ nơi có nước nông và dòng chảy nhẹ. Như cây cây dà, cây vẹt.
Chính vì môi trường thuận lợi cho việc cho việc trú ngụ và sinh sản cho các loại động vật. Rừng ngập mặn có quần xã động vật vô cùng đa dạng. Các loại sinh vật sống trong môi trường nước như cá, tôm, cua, sò. hàu, ốc,..rất dễ tìm thấy trong rừng ngập mặn. Do lá và thân cây làm nguồn thức ăn hữu cơ dồi dào và quan trọng cho động vật thủy sinh nơi đây. Từ đó, dần dần hình thành mạng lưới thức ăn tự nhiên trong rừng ngập mặn
Kết luận
Rừng ngập mặn lớn nhất Việt Nam được xem là khu vực có giá trị cả về kinh tế – xã hội lẫn quốc phòng – an ninh. Sự đa dạng về sinh học và môi trường sinh thái cần được quan tâm hàng đầu. Bên cạnh đó, rừng ngập mặn còn có nhiều vai trò quan trọng và lợi ích trong đời sống của con người.
Hệ sinh thái trong rừng ngập mặn giúp đóng góp nhiều vào các hoạt động mưu sinh. Nơi đây cung cấp nhiều thủy sản và các nguồn thức ăn. Đánh bắt phục vụ cho mục đích thương mại và phát triển các khu du lịch sinh thái.
Rừng ngập mặn giúp giảm thiểu tối đa tác hại do các thiên tai gây ra. Cây ngập mặn có tác dụng giảm chiều cao và độ sâu của sóng biển đánh vào đất liền. Hệ thống rễ và thân cây còn hạn chế việc xói mòn đất đai ở khu vực bờ biển. Hỗ trợ tăng cường quá trình lấn biển bằng cách tích tụ đất phù sa.
Đặc biệt, rừng ngập mặn có tác động tích cực đến bảo vệ môi trường tự nhiên. Đồng thời, giúp hấp thụ khí thải nhà kính CO2 một cách hiệu quả. Hi vọng bài viết này không chỉ cung cấp cho bạn biết rừng ngập mặn lớn nhất ở Việt Nam tập trung ở đâu? Đồng thời cung cấp các kiến thức liên quan đến rừng ngập mặn.
CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG WEPAR
- Tổng công ty: 181 Bình Long, Phường Bình Hưng Hòa A, Quận Bình Tân, TP HCM
- Hotline: 0902975550 – 0934195657 – 0902640009
- Email: [email protected]