5 05-2021

Khái niệm xâm nhập mặn là gì? Hậu quả và biện pháp phòng chống


Trong những năm gần đây, hiện tượng xâm nhập mặn có diễn biến vô cùng phức tạp. Đặc biệt tại các tỉnh Miền Tây khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Do vị trí địa lý nơi đây giáp với biển Đông và có độ cao thấp so với mực nước biển. Tại đây, có các con sông bắt đầu từ thượng lưu sông Mê Kông, dẫn nước trực tiếp ra biển theo 9 nhánh. Vào mùa khô, nước sông bắt đầu cạn dần do không có mưa. Mức độ nhiễm mặn trong thời kỳ mùa khô tại nơi đây càng có xu hướng gia tăng qua từng năm. Hiện tượng thiên tai này tác động tiêu cực đến đời sống sinh hoạt và nền kinh tế của con người. Đồng thời, các công tác quản lý, trồng trọt, an sinh xã hội của địa phương vô vàn khó khăn.

xam-nhap-man-la-gi 

Xâm nhập mặn tại Việt Nam là vấn đề ngày càng trở nên cấp bách. Gây ra các vấn đề thiếu nước ngọt cung cấp cho người dân sinh hoạt, tưới tiêu và sản xuất nông nghiệp. Cùng Wepar tìm hiểu sâu hơn về xâm nhập mặn là gì? Hậu quả và biện pháp phòng chống. 

>> Có thể bạn chưa biết: Nguyên nhân nước nhiễm mặn

Khái niệm xâm nhập mặn là gì?

Xâm nhập mặn hay còn gọi là đất bị nhiễm mặn. Với hàm lượng nồng độ muối vượt mức cho phép do nước biển xâm nhập trực tiếp vào đất liền. Nước biển mang theo lượng muối hòa tan và bị kết cấu của đất giữ lại, tích tụ và gây mặn. Dựa vào hàm lượng NaCl trong muối biến. Người ta có thể phân loại mức độ xâm nhập mặn theo các mức độ ít, trung bình và cao.

Thông thường, khi nước biển xâm nhập vào đất liền. Lượng nước ngọt từ những con sông từ thượng lưu chảy về hạ lưu. Giúp trung hòa nước mặn đồng thời đẩy ngược ra biển. Tuy nhiên trong những tháng mùa khô, thời tiết không có mưa và nước sông bị bốc hơi do nắng nóng. Khiến lượng nước ngọt không đủ đẩy, làm hiện tượng xâm nhập diễn ra biển.

Một trong các lý do khác khiến mức độ xâm nhập mặn diễn ra với mức độ nghiêm trọng. Do các hoạt động khai thác đất trồng nông nghiệp bừa bãi, mở rộng diện tích phá rừng. Việc xây dựng công trình thủy lợi được thực hiện dày đặc. Cơ sở vật chất được đầu tư ngày càng nhiều. Và diện tích rừng tự nhiên giảm mạnh. Ảnh hưởng đáng kể đến kế cấu đất. Nguyên nhân hiện tượng nóng lên toàn cầu tác động tiêu cực đến biến đổi khí hậu. Gây ra các thiên tai nước biển dâng cao. Kéo theo hậu quả mức độ xâm nhập mặn diễn ra mạnh mẽ hơn.

xam-nhap-man-kich-ban

Hậu quả của xâm nhập mặn

Ở Việt Nam, hiện tượng xâm nhập mặn thường diễn ra tại khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long. Vào mùa khô, nước sông bắt đầu cạn dần do không có mưa. Khiến nước ngọt trong các con sông ít dần. Thêm hiện tượng nước biển dâng, xâm nhập trực tiếp vào đất liền thông qua các sông. Từ đó, thành phần muối trong nước tăng dân bắt đầu được đất liền hấp thụ. Vì vậy, hiện tượng xâm nhập mặn vừa gây mặn cho nước và đất trồng.

Vì vậy, xâm nhập mặn gây ra những hậu quả nặng nề đến đời sống của bà con khu vực nơi đây. Tình trạng thiếu nước ngọt là một trong những thiệt hại to lớn nhất. Người dân không thể sử dụng nước nhiễm mặn để phục vụ cho các mục đích sinh hoạt. Như tắm rửa, vệ sinh, giặt giũ. Do nước muối cho tính ăn mòn cao, gây hư hại hệ thống dẫn nước, vật dụng chứa nước,.. Con người tiếp xúc trực tiếp bị nước mặn ăn mòn da tay nghiêm trọng. 

Không có nước ngọt, nông dân không thể tươi tiêu các loại cây ăn quả, cây hoa màu, lương thực,.. Dẫn đến hệ quả việc sản xuất nông nghiệp bị trì trệ. Hơn thế nữa đất nhiễm mặn, gây ra tác động tiêu cực đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Cây không thích nghi được môi trường mặn xảy ra vấn đề chết hàng loạt. Việc nuôi trồng các giống thủy sản cũng bị thiệt hại nặng nề bởi hiện tượng xâm nhập mặn .Ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế của các hộ dân và địa phương. 

Các biện pháp phòng chống xâm nhập mặn

Biện pháp phòng chống xâm nhập mặn là hành động cần thiết và thiết thực cho các địa phương cần triển khai nhanh chóng. Nhằm hạn chế các tác động xấu của hiện tượng xâm nhập mặn vào mùa khô đến đời sống sinh hoạt và sản xuất của bà con nông dân. Đồng thời giảm thiểu tối đa thiệt hại đến nền kinh tế khu vực địa phương. Sau đây là một số giải pháp phòng chống nước và đất nhiễm mặn được áp dụng rộng rãi. 

Liên tục theo dõi và xây dựng công trình thủy lợi chống mặn

Các cơ sở môi trường thực hiện quan trắc nồng độ muối trong nước và trong đất tần suất thường xuyên. Đặc biệt chú trọng ở các khu vực cửa biển, tại các công trình thủy lợi. Đồng thời cập nhật các kết quả và khuyến cáo người dân chuẩn bị các công tác phòng chống, ứng phó kịp thời. Kết hợp xây dựng các hệ thống thủy lợi, tăng cường dự trữ nước ngọt và ngăn chặn nước biển xâm nhập. Có thể kể đến công trình xây đập nước ngăn mặn, đắp đê vùng ven biển.

xam-nhap-man-quan-trac

Chống mặn cho cây trồng và thủy sản, nuôi trồng các giống chịu mặn

Bên cạnh việc thường xuyên cập nhật tin tức về hiện trạng xâm nhập mặn mới nhất trên các kênh báo đài, đài truyền hình. Bà con nông dân cần chủ động thực hiện các biện pháp chống mặn cho cây trồng. Tiêu biểu như giữ ẩm, tránh thoát hơi nước cho cây bằng cách ủ rơm rạ ở gốc. Tốt nhất trồng các loại cây thời vụ có thể chịu được mức độ mặn cao. Đối với các hộ nuôi trường thủy sản, phải  thực hiện quan trắc theo dõi độ mặn môi trường nuôi. Từ đó xác định khoảng thời gian bắt đầu nuôi và thời điểm kết thúc phù hợp với hiện trạng xâm nhập mặn.  

Thực hiện lưu trữ nước ngọt và tiết kiệm nước

Các cơ sở sản xuất và hộ gia đình cần phải thực hiện quá trình tiết kiệm tối đa nguồn nước ngọt có sẵn. Áp dụng việc tái sử dụng nước cho các việc khác nhau. Nhằm phục vụ cho các mục đích sinh hoạt và tưới tiêu hợp lý. Bắt đầu thực hiện việc dự trữ nước ngọt từ các nguồn nước mưa và bảo quản tốt, tránh bị bốc hơi vào mùa khô.  

Lắp đặt hệ thống lọc nước nhiễm mặn

Hệ thống lọc nước nhiễm mặn được xem là biện pháp sử dụng trực tiếp nguồn nước mặn hiện tại. Thông qua hệ thống lọc xử lý các thành phần muối hòa tan trong nước, mang lại nguồn nước có độ ngọt hợp lý. Đặc biệt nước sau lọc có thể sử dụng để uống trực tiếp. Hoặc tưới tiêu cho các loại cây có khả năng chịu mặn thấp.

Hệ thống lọc nước nhiễm mặn công nghiệp
Hệ thống lọc nước nhiễm mặn công nghiệp

Phương lắp lắp đặt hệ thống lọc nước mặn trong những năm gần được những hộ nông dân tin dùng. Thiết bị này được sử dụng vô cùng phổ biến trong thời kỳ hạn mặn diễn ra vô cùng gay gắt. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc về hệ thống lọc mặn, WEPAR sẵn sàng giúp bạn giải đáp nhanh chóng. Hãy liên hệ ngay với Công ty TNHH Công nghệ Môi trường WEPAR để chúng tôi có cơ hội hỗ trợ thông máy lọc nước mặn đến bạn.

Tham khảo video hệ thống xử lý nước nhiễm mặn


 

CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG WEPAR

  • Tổng công ty: 181 Bình Long, Phường Bình Hưng Hòa A, Quận Bình Tân, TP HCM
  • Hotline: 0902975550 – 0934195657 – 0902640009
  • Email: [email protected]

Tham khảo thêm: 

Tag
Chat ngay