3 Cách xử lý nước Giếng khoan bị nhiễm Mặn hiệu quả và tiết kiệm
Bạn có từng nghĩ nước giếng khoan bị nhiễm mặn. Nghe khó tin nhưng thực sự là như vậy. Dù nguồn nước ở tận sâu dưới lòng đất, nhưng vì nhiều nguyên nhân, nguồn nước ngọt lý tưởng này đang dần bị xâm nhập mặn. Và không còn đủ an toàn để dùng cho ăn uống, nấu nướng. Vậy có cách xử lý nước giếng khoan bị nhiễm mặn nào hiệu quả không?
Tóm tắt
Tại sao nước giếng khoan bị nhiễm mặn?
Nước giếng khoan được khai thác từ các mạch nước ngầm nằm sâu trong lòng đất. Thật đáng buồn khi nguồn nước nằm sâu thăm thẳm qua hàng chục tầng đất đá đang dần ô nhiễm trầm trọng. Bất ngờ hơn là nguồn nước ngầm bị nhiễm mặn – điều mà không một ai nghĩ đến.
Thủy triều dâng cao, nước biển dâng lên, thiếu hụt nước ngọt đầu nguồn, hạn hán kéo dài… Là những nguyên nhân khiến cho tình trạng xâm nhập mặn vào đất liền diễn ra ngày càng nhanh chóng. Nguồn nước ngọt hạn hẹp như một lý do “hợp tình hợp lý” cho nước biển len lỏi vào các mạch nước ngầm. Dần khiến cho nước ngọt trở thành nước lợ, nước lợ trở thành nước nhiễm mặn. Kết quả là không đủ an toàn để sử dụng. Và cần tìm ra cách xử lý nước giếng khoan bị nhiễm mặn.
Trong nước giếng khoan nhiễm mặn chứa thành phần gì?
Nghe nhiễm mặn thì ai cũng hình dung được trong nước chắc hẳn phải chứa hàm lượng muối cao rồi phải không. Thành phần chính trong nước nhiễm mặn là các muối hòa tan, chủ yếu là NaCl vượt quá tiêu chuẩn cho phép.
Ngoài ra, ở các khu vực ven biển, vùng trũng; nước bị xâm nhập mặn còn chứa nhiều phù sa, cặn rong rêu, bùn đất… Thêm vào đó, không ít nguồn nước còn chứa nhiều cặn bẩn, tạp chất lửng lơ, các chất rắn hòa tan, kim loại nặng, hóa chất, vi khuẩn, vi sinh vật… gây hại.
Do đó, WEPAR khuyên bạn, nếu nguồn nước giếng khoan bị mặn. Bạn không nên chỉ tập trung xử lý thành phần muối trong nước. Mà phải tăng cường loại bỏ các thành phần ô nhiễm khác. Mới đảm bảo an toàn khi sử dụng.
Than đo nhiễm mặn của nước
Tính chất nước nhiễm mặn ở mỗi khu vực, mỗi vị trí địa lý ít nhiều sẽ có sự khác nhau. Bảng dưới đây minh họa độ mặn của nước dựa trên các muối hòa tan theo ppt:
Cách đo độ mặn trong nước giếng khoan
Việc xử lý nước nhiễm mặn thì khó nhưng cách đo độ nhiễm mặn thì cực kỳ đơn giản. Một chiếc bút đo độ nhiễm mặn cầm tay là bạn đã dễ dàng xác định được hàm lượng muối có trong nước giếng khoan. Hoặc nếu nhà bạn có bút đo tổng lượng chất rắn hòa tan (bút đo TDS), bút đo độ dẫn điện. Thì hoàn toàn có thể quy đổi các thông số này qua đơn vị đo hàm lượng muối.
Nếu bạn không tin vào kết quả đo bằng bút đo độ mặn cầm tay. Thì có thể đem mẫu nước giếng nhà bạn đến các trung tâm kiểm nghiệm uy tín. Điều này sẽ tốn một khoảng chi phí, tuy nhiên “biết được bệnh mới chữa được bệnh” phải không. Chỉ khi xác định chính xác độ mặn trong nước giếng khoan, bạn mới tìm ra phương án xử lý hiệu quả phù hợp nhất.
WEPAR gợi ý cách xử lý nước giếng khoan bị nhiễm mặn hiệu quả
Đến hiện tại có 3 phương pháp xử lý nước giếng khoan bị nhiễm mặn hiệu quả nhất: chưng cất nhiệt, trao đổi ion và sử dụng màng lọc RO.
Phương pháp chưng cất nhiệt
Hiểu đơn giản nguyên lý hoạt động của phương pháp này là đun nước giếng khoan bị nhiễm mặn. Ta sẽ thu được nước ngọt sau khi nước bay hơi và ngưng tụ lại. Bằng cách này, các thành phần ô nhiễm khác trong nước giếng khoan cũng được xử lý. Tuy nhiên, chưng cất nhiệt rất tốn thời gian, nhiên liệu và chi phí.
Cách xử lý nước giếng khoan bị nhiễm mặn bằng trao đổi ion
Dù có thể đảm bảo được chất lượng nước đầu ra đạt chuẩn. Hoàn toàn khử được độ mặn trong nước giếng khoan. Và có thể dễ dàng sục rửa, hoàn nguyên theo đúng quy trình. Tuy nhiên, đây không phải là cách xử lý nước giếng khoan nhiễm mặn dễ thực hiện. Việc các phản ứng trao đổi ion xảy ra đòi hỏi rất nhiều điều kiện kèm theo. Đồng thời cũng tốn rất nhiều công đoạn xử lý và chi phí cũng cực kỳ cao.
Hệ lọc RO – Xử lý nước giếng khoan nhiễm mặn thành nước uống trực tiếp
Dù trên thị trường có nhiều công nghệ lọc nước khác như UF, Nano… Tuy nhiên, công nghệ lọc nước RO vẫn là công nghệ xử lý nước hiệu quả và tối ưu nhất hiện nay. Nhờ kích thước khe lọc siêu nhỏ chỉ 0,0001 micron mà các ion muối gần như được xử lý 1 cách triệt để. Tuy nhiên, nếu trong nước có hàm lượng muối quá cao, ví dụ: nước biển. Cần có một hệ thống RO nâng cấp hơn, cải tiến hơn. Nhằm giảm hàm lượng muối trong nước xuống mức thấp nhất có thể.
Màng lọc RO còn xử lý được gì ngoài độ mặn?
Đặc biệt, màng lọc RO còn có khả năng xử lý các chất rắn hòa tan, ion khoáng dư thừa, hóa chất độc hại, kim loại nặng, vi khuẩn, vi sinh vật khác… Chính nhờ màng lọc nhỏ, tất cả các tác nhân gây ô nhiễm này một phần được giữ lại tại khe lọc. Một phần khác theo dòng nước thải RO đi ra ngoài. Tóm lại, màng lọc RO chỉ cho phép các phân tử nước tinh khiết đi qua. Do đó, chúng ta hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng nước sau lọc của hệ thống RO.
Thêm một điểm cộng cho hệ thống lọc nước RO là do hệ có khả năng khử các ion trong muối và khoáng. Điều đó đồng nghĩa với việc nước đã được khử độ dẫn điện. Do đó, đối với các ngành cần xử lý nước có độ dẫn điện thấp dưới 0,1 uS/cm như xi mạ, tôn thép; thì một hệ thống lọc nước tinh khiết RO là thiết bị nhất định phải có.
Lời kết
Trên thực tế, nước nhiễm mặn rất dễ phát hiện qua vị giác. Do đó, nếu đột nhiên phát hiện nước giếng khoan bị nhiễm mặn ở mức độ vừa phải. Các bạn có thể tìm mua ngay một chiếc máy lọc RO cho gia đình. Nếu cần nước ngọt ở quy mô lớn hơn, phục vụ cho kinh doanh, sản xuất. Thì cách xử lý nước giếng khoan bị nhiễm mặn tốt nhất là lắp đặt ngay một hệ thống lọc nước RO công suất lớn.
Tham khảo video hệ thống xử lý nước nhiễm mặn
CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG WEPAR
- Tổng công ty: 181 Bình Long, Phường Bình Hưng Hòa A, Quận Bình Tân, TP HCM
- Hotline: 0902975550 – 0934195657 – 0902640009
- Email: [email protected]