14 04-2023

Chi phí sản xuất 1 bình nước 20 lít là bao nhiêu, lập kế hoạch kinh doanh xưởng nước đóng bình


Ngành sản xuất nước uống đóng bình được biết đến đang là ngành có lợi nhuận ổn định với lượng khách hàng ổn định. Vậy chi phí sản xuất 1 bình nước 20l là bao nhiêu và cách để “sản xuất sạch hơn” giúp tối ưu chi phí là gì? Hãy cùng lập ra bài toán tính toán và kế hoạch kinh doanh xưởng sinh lợi nhuận.

>> Đọc thêm:

Báo giá dây chuyền sản xuất nước uống đóng bình 20l, nước tinh khiết đóng chai

Xem quy trình sản xuất nước uống đóng bình 20l, nước uống đóng chai

Lõi lọc tốt nhất cho hệ thống lọc nước đóng bình 20 lít

Lợi nhuận cho chi phí sản xuất 1 bình nước 20l

Chi phí để sản xuất 1 bình nước thường tính theo giá bán lẻ hoặc giá bán sỉ/đại lí.
Chi phí để sản xuất 1 bình nước thường tính theo giá bán lẻ hoặc giá bán sỉ/đại lí.

Các nhà đầu tư thường quan tâm rất nhiều đến chi phí sản xuất 1 bình nước 20l là bao nhiêu, đầu tư sản xuất dây chuyền nước uống đóng bình đóng chai như thế nào để có lợi nhuận tối ưu, làm thế nào để sản xuất sạch hơn trong các hoạt động, các quá trình để tiết kiệm chi phí nâng cao lợi nhuận. 

Thông thường, chi phí 1 bình nước ra thị trường chia nhiều mức khác nhau, như: 

  • Giá bán lẻ: Thường thì giá bán lẻ cho 1 bình nước 20 lít loại cổ tròn phuy 110 theo giá thị trường từ 12.000 – 15.000đ/bình. Giá bình cổ cao sử dụng cho cây úp bình thường dao động từ 30.000 – 75.000đ/bình (tùy loại).
  • Giá cung cấp sỉ trung bình 8-10.000đ/bình đối với các loại bình tầm trung sử dụng

Giá bán lẻ cho 1 bình nước 20 lít phụ thuộc vào:

  • Thương hiệu bình nước
  • Chất lượng nước sau lọc 
  • Thiết kế bao bì, tem nhãn, mẫu mã bình nước

Theo các chủ cơ sở mở xưởng sản xuất nước đóng bình đóng chai làm việc với Wepar gửi về, lợi nhuận cho một bình nước 20 lít thường có chi phí dao động từ 4.000 – 6.500đ cho 1 bình nước.

Chi phí sản xuất 1 bình nước 20l tính như thế nào

Với chi phí bán ra trung bình từ 8.000 – 10.000đ/bình thì chi phí sản xuất 1 bình nước 20l tính như thế nào? Sẽ bao gồm chi phí đầu vào ra sao để tối ưu hợp lý sinh lợi nhuận lâu dài? Cùng Wepar tìm hiểu nhé!

Chi phí cố định hàng ngày sản xuất 1 bình nước

Để vận hành hệ thống sẽ bao gồm các chi phí cố định hằng ngày như: 

1. Chi phí tiền điện:

  • Tùy thuộc vào công suất của hệ thống lọc nước mà sẽ có số lượng bơm tương ứng, cũng như thời gian hoạt động của một xưởng (trung bình 6-8h) để có được lượng điện năng tiêu thụ.

Ví dụ như: Hệ thống lọc nước có 4 bơm hoạt động, tổng số KW điện tiêu thụ là 8kw/h. Với giá điện năng trung bình 3.000đ/kw và hệ thống hoạt động trong 6h.

Tổng tiền điện trung bình của 01 ngày là: 8 x 3.000 x 6 = 14.400đ/ngày.

2. Chi phí tiền nước: 

  • Trường hợp cơ sở sử dụng nguồn nước giếng có sẵn thì không phát sinh thêm chi phí tiền nước, chỉ phát sinh lượng điện năng tiêu thụ cho bơm giếng hoạt động
  • Trường hợp cơ sở sản xuất sử dụng nguồn nước máy thì sẽ phát sinh chi trả tiền nước. Lượng nước sử dụng thường sẽ gấp đôi sản lượng bình cung cấp trong ngày do các hoạt động như: tráng bình, rửa bình dơ, nước thải xả rửa cột lọc thô, nước thải RO (thường được tận dụng lại để rửa bình dơ).
  • Chi phí tiền nước còn phụ thuộc vào công suất sản xuất của hệ thống lọc và công suất chiết rót. Tùy thuộc vào công suất sẽ có sự chênh lệch nhất định.

Ví dụ như: Một xưởng sản xuất nước đóng bình trung bình một ngày cho ra được sản lượng là 400 bình/ngày. Mỗi bình có dung tích chứa là 20 lít. Vậy tổng lượng nước cần cho chiết rót (thành phẩm là) 8000 lít. Tổng lượng nước đầu vào cho hoạt động hệ thống và rửa bình, tráng bình là ~ 16000 lít ~ 16 khối nước. 

Trung bình giá thành cho 1 khối nước là 13.000đ. Vậy chi phí cho nước dùng sản xuất trong trường hợp sử dụng nước máy là 16 x 13.000đ = 208.000đ/ngày.

Mức chi phí để sản xuất bình nước uống 20l cũng tùy thuộc vào công suất sử dụng.
Mức chi phí để sản xuất bình nước uống 20l cũng tùy thuộc vào công suất sử dụng.

Chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất 1 bình nước 20l

  • Chi phí nhân công thực hiện sản xuất: Một cơ sở để hoạt động trên giấy phép cấp giấy chứng nhận cần có số lượng tối thiểu là 02 nhân công vận hành. Một số trường hợp cơ sở vừa và nhỏ, người chủ cơ sở cũng là người trực tiếp tham gia sản xuất. Vì vậy, các xưởng thường được tận dụng nguồn nhân lực có sẵn hoặc thuê thêm nhân công dự kiến với số lượng 1-2 người với hình thức thuê theo giờ hoặc ngày.
  • Chi phí khấu hao vỏ bình, tem nhãn,…: Thường thì các cơ sở sẽ thay thế tem nhãn, vỏ màng co bình sau mỗi lần xuất bán và thu về sản phẩm cũ. Phần tem có thể kiểm tra tận dụng lại nếu cần. Vỏ bình tận dụng lại hoàn toàn trừ khi vỏ cũ, bị thủng lâu ngày. Trung bình đầu tư 1 vỏ bình với giá 25.000đ/bình có thể sử dụng 100-120 lần chiết rót. 

Chi phí vận hành – bảo trì hệ thống lọc nước

Quá trình vận hành máy móc sẽ phát sinh chi phí cho các hoạt động bảo trì như:

  • Thay thế các lõi lọc theo định kỳ từ 3 – 6 tháng sử dụng 
  • Thay thế hệ thống làm ngọt nước, diệt khuẩn,…
  • Thay thế vật liệu lọc và màng lọc cho hệ thống lọc thô, lọc tinh theo định kỳ tùy thuộc vào quá trình xử lý và tính chất nguồn nước
  • Ngoài ra, còn có chi phí phát sinh hàng năm cho việc kiểm tra đánh giá lại chất lượng nước sau hệ lọc, để cập nhật hồ sơ an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định của Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm quy định.

Các chi phí khác cho hoạt động Marketing

Ngoài các hoạt động kinh doanh sản xuất theo quy mô thông thường, các cơ sở kinh doanh cần thực hiện các chiến lược Marketing khác để khách hàng biết đến sản phẩm và phân phối thêm trên thị trường với các phân khúc khách hàng khác nhau. Một số hoạt động như quay clip quảng cáo, chạy quảng cáo trên các nền tảng, thực hiện quảng bá sản phẩm cho dùng thử tại các điểm bán lẻ,… đều sẽ phát sinh các chi phí.

Như vậy, chi phí sản xuất 1 bình nước 20l sẽ được cộng lại bởi từng phần được nêu trên. Theo thống kê của các cơ sở đang hoạt động, chi phí này thường dao động trong khoảng 2.800 – 3.200đ cho 1 bình 20 lít. Tuy nhiên, biên độ dao động chi phí còn tùy thuộc vào cách vận hành của các cơ sở.

Lập kế hoạch kinh doanh và các lưu ý để tối ưu chi phí sản xuất 1 bình nước 20l

Tìm được đơn vị mở xưởng đóng bình đóng chai uy tín là cách để tối ưu chi phí sản xuất.
Tìm được đơn vị mở xưởng đóng bình đóng chai uy tín là cách để tối ưu chi phí sản xuất.

Lập kế hoạch kinh doanh mở xưởng nước đóng bình 20 lít như thế nào để tối ưu việc sản xuất, giúp cho lợi nhuận tăng cao? Dưới đây là một vài gợi ý từ Wepar:

Quá trình sản xuất nước đóng bình 20l

Lặp kế hoạch kinh doanh xưởng nước đóng bình để gia tăng lợi nhuận cần ưu ý quy trình hoạt động. Quy trình của một xưởng sản xuất nước đóng bình 20 lít gồm các bước: 

  • Tập kết bình sau khi lấy về từ các đại lý, đơn vị sử dụng
  • Kiểm tra, phân loại các loại bình và tiến hành vệ sinh bình 
  • Xử lý tem, nhãn, kiểm tra lại vỏ bình và úp ráo bình nước 
  • Chiết rót nước
  • Đóng nắp, khò màng co và kiểm tra chuyển đổi và bồn thành phẩm

Các lưu ý giúp tối ưu chi phí trong sản xuất nước uống đóng bình

  • Đối với việc thu hồi các bình từ đơn vị sử dụng về cần được kiểm tra kỹ và hạn chế thu hồi các bình quá cũ, trong một số trường hợp cần làm cam kết với đơn vị sử dụng để tránh tình trạng bình cũ diễn ra với tần suất cao.
  • Sử dụng nguồn hàng bình nước, tem dán, màng co chất lượng 
  • Quá trình sản xuất cần phải tối ưu các công đoạn và số lượng nhân công
  • Hoạt động chiết rót cần hạn chế tối đa việc chảy tràn nước để làm lãng phí nước sau lọc 
  • Nước thải của RO nên được tận dụng cho các hoạt động như: vệ sinh nhà xưởng, rửa bình dơ,…
  • Sử dụng hệ thống lọc nước và các lõi lọc thay thế định kỳ chất lượng để giảm tần suất thay thế các linh kiện

Mong rằng qua bài viết này có thể giúp bạn tính được chi phí sản xuất 1 bình nước 20l là bao nhiêu. Quý khách hàng đang tìm đơn vị tư vấn, thiết kế, lắp đặt xưởng sản xuất nước uống đóng bình. Liên hệ ngay Wepar tư vấn nhanh chóng!

>> Đọc thêm:

Chi phí mở xưởng sản xuất nước đóng chai là bao nhiêu

Top 3 đơn vị mở xưởng sản xuất nước đóng bình đóng chai uy tín

Chia sẻ bí quyết làm giàu từ nước uống đóng chai, đóng bình

Chat ngay