Hạn mặn ở miền tây là gì? diễn ra tháng nào? Có ảnh hưởng gì?
Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long hay còn gọi là khu vực miền Tây được là một trong những nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Do những hiện tượng thiên tai bị gây ra bởi tình trạng biến đổi khí hậu. Trong đó, hạn mặn ở miền tây là vấn đề gây ra những tác động cực kì tiêu cực đến người dân. Hạn mặn ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt cũng hoạt động sản xuất, canh tác. Trong những năm gần đây, diễn biến hạn mặn ở Miền Tây ngày càng phức tạp. Làm khu vực bị thiếu nước ngọt để sử dụng một cách nghiêm trọng. Các vùng đất nông nghiệp bị xâm nhập mặn. Gây ra hậu quả nặng nề đến cuộc sống mưu sinh của bà và nền kinh tế của Đất nước.
Chính vì vậy, để có những kế hoạch cũng như chiến lược đối phó với hạn mặn một cách hiệu quả. Việc đầu tiên, người dân đặc biệt là bà con nông dân cần hiểu được. Hạn mặn ở miền tây là gì? Thời gian diễn ra trong tháng nào? Cũng như việc xuất hiện hạn mặn có ảnh hưởng như thế nào đến con người? Hy vọng bài viết này giúp người đọc hiểu phần nào về hạn mặn ở miền tây. Từ đó có thể tiến hành biện pháp phòng chống hạn mặn tốt nhất.
>> Xem thêm: Hệ thống máy lọc nước mặn công nghiệp tốt nhất hiện nay
Tóm tắt
Tìm hiểu về hạn mặn ở miền tây?
Hạn mặn ở Miền tây là hiện tượng hầu như năm nào cũng xảy ra. Do khu vực đây là khu vực giáp biển và độ cao so với mực nước biển thấp. Đồng bằng sông Cửu Long có nhánh sông từ sông Mekong, dẫn ra đường biển theo chín cửa. Chính vì địa hình như vậy, vào mùa khô, khi lượng nước ngọt ít dần. Nước biển theo cửa sông xâm nhập trực tiếp vào con sông ở trong đất liền.
Hạn mặn ở miền tây là gì?
Hạn mặn ở miền Tây là hiện tượng nước hoặc đất có sự tồn tại của các thành phần muối hòa tan. Hàm lượng muối được tích tụ qua quá trình xâm nhập mặn của nước biển và có hàm lượng lớn, vượt mức ở ngưỡng cho phép.
Hàm lượng muối thông thường là chất Natri clorua (NaCl) chiếm đa phần. Trong nước nhiễm mặn được tính theo đơn vị ppm hoặc đơn vị ppt. Nếu nước đạt mức từ trên 1.000 ppm đến 35.000 ppm. Được phân thành ba cấp độ mặn khác nhau: nước mặn ít, nước mặn trung bình, nước mặn nhiều.
Hiện tượng xâm nhập mặn này thông thường xuất hiện vào khoảng thời diễn ra hạn hán, mùa khô. Đây là lúc không có mưa, lượng nước sông không đủ để đẩy phần nước mặn ra ngoài. Lượng nước ngọt trong thời gian này bị nhiễm mặn. Người dân không thể sử dụng nước mặn cho các hoạt động sinh hoạt hoặc tưới tiêu, nuôi trồng thủy sản thông thường được. Vì thế xâm nhập mặn hay nhiễm mặn còn được gọi là hạn mặn ở miền tây.
Hạn mặn ở miền tây diễn ra tháng nào?
Hạn mặn ở miền tây diễn ra trong khoảng thời gian bắt đầu bước vào mùa khô hoặc vừa kết thúc mùa mưa. Tức là trong khoảng đầu hoặc cuối tháng 12. Thời gian xảy ra hạn mặn vào mỗi năm có thể chênh lệch sớm hơn hoặc muộn hơn. Do ảnh hưởng bởi yếu tố khí hậu gió mùa hoặc mực nước biển dâng cao. Gây ra bởi tình trạng biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp.
Một số hiện tượng thời tiết el nino, lượng mưa ít hoặc lượng nước thượng nguồn sông Mê Kông. Đều là những nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng thời thời điểm hạn mặn ở miền tây diễn ra. Đồng thời tác động trực tiếp đến thời gian xâm nhập mặn kéo dài, thời điểm kết thúc hạn mặn. Thậm chí là mức độ nhiễm mặn qua các năm cũng khác nhau.
Tương tự vào thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc của hạn mặn cũng dựa theo mùa khô. Thông thường, khi mùa khô kết thúc, bắt mùa mưa thì đó cũng là mốc thời gian của hạn mặn. Trong các những năm gần đây, hiện tượng xâm nhập mặn có dấu hiệu giảm vào tháng cuối tháng 4 hoặc đầu tháng 5. Kết thúc vào tháng 5 hoặc tháng 6.
Ảnh hưởng của hạn mặn tại khu vực miền tây
Hạn mặn ở miền tây là hiện tượng diễn ra hằng năm tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Điều này ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống của bà con tại nơi đây. Đồng thời tác động nặng nề đến nền kinh tế nông nghiệp khu vực và cả nước. Mỗi năm, diễn biến của hạn mặn càng lúc phức tạp và khó được dự đoán chính xác. Dù các địa phương, tỉnh thành đã lên kế hoạch, công tác chuẩn bị đối phó nhiễm mặn. Nhưng thiệt hại do thiên tai này gây nên vẫn còn vô cùng lớn.
Nước mặn không chỉ dừng lại ở vùng đất liền giáp với cửa biển, thậm chí còn xâm nhập sâu. Có những lúc tiến sâu vào trong đất liền đến 90km. Người dân nơi này không có nước ngọt để sử dụng cho sinh hoạt, ăn uống. Các hoạt động sản xuất như tưới tiêu, nuôi trồng,.. không có nước ngọt cũng bị ảnh hưởng.
Nước nhiễm mặn ngấm vào trong đất trồng nông nghiệp. Làm các loại cây trồng không thể thích ứng được môi trường mặn. Hậu quả là không sinh trưởng và phát triển được và chết giống hàng loạt. Dẫn đến tình trạng mất mùa, người nông dân trở nên khó khăn không còn kế sinh nhai. Các cây trồng như cây lương thực, cây ăn trái và nuôi trồng thủy sản cũng bị thiệt hại nặng nề. Giảm năng suất và chất lượng thành phẩm đáng kể kéo theo kinh tế khu vực cũng đi xuống.
Wepar cùng bà con miền Tây ứng phó với hạn mặn
Trước những tác động tiêu cực của hạn mặn ở miền Tây,Công ty TNHH Công nghệ Môi trường WEPAR xin đưa ra cách xử lý nước nhiễm mặn thành nước ngọt nhằm cung cấp đủ nước ngọt cho bà con trong thời kỳ hạn mặn ở miền Tây.
Trong nước mặn, thành phần muối NaCl hòa tan rất khó loại bỏ bởi các phương pháp thông thường. Tuy nhiên, với công nghệ RO lọc nước mặn hiện đại mà WEPAR áp dụng trên hệ thống lọc nước nhiễm mặn. Chúng tôi cam kết mang lại cho bà con nguồn nước ngọt tự nhiên. Đồng thời đủ lượng nước cho mọi người sử dụng thể tưới tiêu và sinh hoạt.
Thay vì mua nước ngọt từ những vùng xa với giá cao. Người nông dân nên đầu tư cho vườn một thiết bị sử dụng nguồn nước mặn trực tiếp để lọc ra nước ngọt một cách hiệu quả. Nhằm mục đích giúp tiết kiệm chi phí về giá thành tiêu tốn trên mỗi khối nước. Nếu bạn còn có bất kì thắc mắc nào về máy lọc nước mặn thành nước ngọt, liên hệ ngay với chúng tôi theo thông tin phía dưới. Nhân viên tư vấn của chúng tôi sẽ hỗ trợ tư vấn và giải đáp giúp bạn.
Tham khảo video hệ thống xử lý nước nhiễm mặn
CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG WEPAR
- Tổng công ty: 181 Bình Long, Phường Bình Hưng Hòa A, Quận Bình Tân, TP HCM
- Hotline: 0902975550 – 0934195657 – 0902640009
- Email: [email protected]
Tham khảo thêm: