6 01-2023

Ảnh Hưởng Của PH Đến Hệ Thống Lọc Nước Đóng Bình


Đại đa số các cơ sở đầu tư hệ thống lọc nước đóng bình 20 lít thường quan tâm đến chi phí đầu tư, giấy phép thủ tục,…Nhưng để có sự cạnh tranh được với thị trường thì cần phải có chất lượng nước ngon, hậu vị thanh mát và giá thành hợp lý. Một trong số những tiêu chí ảnh hưởng đến hệ thống là thông số pH. Vậy ảnh hưởng của pH đến hệ thống lọc nước đóng bình có quan trọng không hãy cùng tìm hiểu nhé. 

Xem thêm: Nước có độ PH 8.5 9.5 có uống được không? Bao nhiêu là tốt?

Các chỉ số pH trong nước

pH trong nước chia làm 03 loại phổ biến nhất: 

  • pH thấp: Cho nguồn nước trung bình thông số pH < 6
  • pH trung tính: thông số pH từ 6-7,5
  • pH kiềm: thông số pH từ >7,5

Ảnh hưởng của pH đến hệ thống lọc nước đóng bình 20 lít? 

Ảnh hưởng của pH trong hệ thống lọc nước đóng bình
Ảnh hưởng của pH trong hệ thống lọc nước đóng bình

Một số ảnh hưởng của pH đến hệ thống lọc nước đóng bình thường gặp như sau:

1. Ảnh hưởng đến Vị nước

Ứng với từng chỉ số pH nước sẽ có vị khác nhau. 

Đối với nguồn nước có pH thấp nước thường có vị chua ngang làm cho uống nước bị gắt hậu vị, gây khó chịu 

Đối với nguồn nước có pH trung tính và <9 thông thường vị nước sẽ thanh ngọt, hậu vị dễ chịu phù hợp cho người sử dụng 

Đối với nguồn nước có pH kiềm hóa quá nhiều cụ thể là >9, nước thường có vị gắt họng khó uống, mùi hắc.

2. Hoạt động của hệ thống lọc nước

Nước đầu nguồn khi có hàm lượng pH thấp sẽ dễ dàng gây ăn mòn thiết bị chứa, pH càng thấp sẽ càng khó nâng khó ổn định pH gây phát sinh chi phí cho người sử dụng 

Nước sau khi qua hệ thống mà vẫn bị ảnh hưởng của pH đến hệ thống sẽ gây ra ăn mòn cho thiết bị chiết rót, tuổi thọ toàn hệ lọc giảm dần theo thời gian, các lõi lọc chức năng hoạt động quá tải gây nhanh thay lõi, lõi lọc nhanh mất tác dụng. Ngoài ra còn mất lượng lớn khách hàng do tính chất nước không đảm bảo

pH nằm trong dải nào là tốt cho nước trước và sau lọc 

pH cho nước trước lọc

Thông thường pH của nguồn nước đầu nguồn thường dao động trong khoản 3-8 tùy khu vực, tùy mạch nước và tùy loại nguồn nước. Tuy nhiên pH tối ưu vào hệ thống lọc nước đóng bình 20 lít thường thích hợp nhất là 7-8 vì sau khi qua hệ thống lọc RO pH sẽ bị giảm xuống nên cần điều chỉnh tối ưu nhất trước khi vào hệ thống lọc. 

pH tốt cho nước sau lọc

Sau khi qua hệ thống lọc chính là màng lọc RO, pH trong nguồn nước giảm đi 1 lượng lớn vì vậy thường có phương án cân bằng lại pH sau lọc để nước ngon ngọt vị thanh thông thường sẽ là từ 7,5-8,5. Tối ưu nhất là 8 

Công nghệ lọc nước nào cần lưu ý đến sự thay đổi của thông số pH

Ảnh hưởng của pH đến hệ thống lọc nước đóng bình thường được thay đổi qua công nghệ lọc. Công nghệ Nano, RO, Điện giải,….. Trong đó công nghệ lọc Nano thông thường sẽ không gây ra sự thay đổi quá lớn đến thông số pH. 

Lọc Nano chỉ chênh lệch trước và sau lọc tầm khoảng 0,1-0,5 về chỉ số pH. 

Lọc RO làm giảm pH tương đối nhiều  xấp xỉ 1.0 cho nước sau khi qua lọc.

Điện giải nước giúp phân tách nồng độ ion H+ và OH- tồn tại trong nước nên thường sẽ có thể tùy chỉnh được lượng pH theo yêu cầu. Tuy nhiên hình thức điện giải ion này không được gọi là quá trình lọc bởi vì điện giải hiện không có chức năng lọc buộc phải có công nghệ lọc tiền xử lý trước

Các giai đoạn có sự thay đổi của thông số pH 

pH của nguồn nước thay đổi qua các giai đoạn sau: 

Giai đoạn lọc thô:

Thông thường ở giai đoạn này sẽ tập trung cần bằng pH đầu nguồn để giúp ổn định và tăng tính hiệu quả của toàn bộ quá trình lọc. 

Phương án cân bằng PH đầu nguồn có nhiều loại và tùy theo mức độ pH thấp và công suất lọc cần lưu lượng nước bao nhiêu để có các phương án nâng pH hợp lý. 

Cũng có một số trường hợp đặc trưng cần giảm thông số pH đầu nguồn xuống thấp phục vụ cho các hoạt động sản xuất, xi mạ, thí nghiệm,…. để có cách cân bằng tối ưu. 

Giai đoạn lọc tinh:

Giai đoạn này sự thay đổi chủ yếu ở sau khi qua màng lọc RO. Với chức năng và cơ chế của màng lọc RO, thông thường sau RO pH thường giảm, mức giảm chênh lệch xấp xỉ 1.0 

Ở giai đoạn này chúng ta không áp dụng các phương pháp cân bằng lại pH được sẽ gây ảnh hưởng đến hoạt động của màng RO và áp lực, lưu lượng lọc không đảm bảo

Giai đoạn sau RO – chiết rót nước:

Giai đoạn này sự thay đổi thông số pH thường phụ thuộc vào các lõi lọc có chức năng bổ trợ cho nước. 

Lưu ý không áp dụng sự can thiệp cân bằng pH cho hệ thống lọc nước ở giai đoạn này vì sẽ gây ảnh hưởng đến độ tinh khiết của nước sau lọc. 

Mức ảnh hưởng của Ph đến hệ thống lọc nước chủ yếu ở giai đoạn này tập trung vào hậu vị của nước, độ thanh của nước và thường được cân bằng nhẹ hoặc phân tách ion điện giải.

Cách ổn định pH cho hệ thống lọc nước đóng bình

Cách ổn định pH cho hệ thống lọc nước đóng bình
Cách ổn định pH cho hệ thống lọc nước đóng bình

Phương pháp truyền thống 

Thường được áp dụng các hình thức như: làm giàn mưa, thùng quạt gió để tăng độ tiếp xúc của nước trong môi trường không khí, chuyển hóa thành ion OH- nhiều hơn, tăng thông số ph của nước.

Phương pháp này chỉ có khả năng làm tăng độ pH của nguồn nước, áp dụng cho nguồn nước có độ pH thấp hoặc các nguồn nước đặc trưng khó tăng pH (thông thường là pH < 5 thường sẽ rất khó tăng và gây phát sinh chi phí thường xuyên nếu dùng các phương pháp khác). 

Khả năng tăng độ pH và làm giảm sự ảnh hưởng của PH đến hệ thống lọc nước theo phương án này được xem là tự nhiên nhất với việc tăng thông số pH chênh lệch 1-2 phần cho nguồn nước

Phương pháp sử dụng vật liệu 

Phương án thường được áp dụng nhiều nhất cho hệ thống lọc tiền xử lý hoặc hệ thống lọc nước sinh hoạt

Vật liệu lọc cũng có tác dụng làm tăng độ pH của nguồn nước. Tuy nhiên cần lưu ý: 

  • Việc sử dụng hạt vật liệu nâng pH cần kiểm tra nguồn gốc xuất xứ của vật liệu để đảm bảo an toàn cho chất lượng nước
  • Vật liệu nâng pH là chất tan trong nước nên khi sử dụng 1 thời gian dài sẽ mất dần khả năng nâng pH hay hết vật liệu lọc nên cần được kiểm tra và châm thêm thường xuyên 
  • Vật liệu pH làm tăng thông số pH kéo theo độ tinh khiết của nguồn nước nên cần được lưu ý sử dụng ở giai đoạn phù hợp và kết hợp các phương pháp xử lý phù hợp khác

Phương pháp cân bằng nhanh 

Đây là hình thức có khả năng làm tăng hoặc giảm pH theo mong muốn và mục đích của người dùng. Tuy nhiên cũng đem lại một số ưu và nhược điểm như sau: 

Ưu điểm
  • Kiểm soát thông số pH thông qua đồng hồ hiển thị. 
  • Định lượng dung dịch làm thay đổi thông số pH phù hợp và có khả năng tự điều chỉnh 
  • Vừa có khả năng làm tăng hoặc giảm độ pH 
Nhược điểm
  • Chi phí đầu tư giá thành cao 
  • Nguyên vật liệu dùng cho thiết bị cần được bổ sung sau thời gian sử dụng
  • Cần kiểm soát xuất xứ, thành phần của nguyên vật liệu phù hợp, đặc biệt đối với các hệ thống lọc nước uống

Nhìn chung, ảnh hưởng của pH đến hệ thống lọc nước đóng bình thường ít người quan tâm bởi không có sự thay đổi nhất thời mà cần có thời gian và tùy theo cảm nhận của người sử dụng. 

Khuyến cáo từ Wepar

Wepar khuyến cáo cho người sử dụng các máy lọc RO hoặc hệ thống lọc nước đóng bình 20 lít cần lưu ý các thông tin sau để đáp ứng các tiêu chí phục vụ nguồn nước ngon, chất lượng cho khách hàng sử dụng: 

  • Cần quan tâm nhiều hơn đối với thông số pH của nguồn nước và hậu vị của nước khi cung cấp các sản phẩm lọc nước, bình nước cho khách hàng 
  • Đầu tư hệ thống cân bằng pH cần quan tâm và tìm hiểu kỹ để có chi phí và phương án đầu tư hợp lý giải quyết triệt để sự ảnh hưởng của pH đến hệ thống lọc nước đóng bình 20 lít 
  • Lựa chọn đơn vị có chuyên môn để được tư vấn và lắp đặt.

Trên đây, là những thông tin chia sẽ về mức độ ảnh hưởng của pH đến hệ thống lọc nước đóng bình.  Với kinh nghiệm chuyên về xử lý nước, chúng tôi sẽ giúp cho hệ thông lọc nước đóng bình luôn hoạt động hiệu quả với độ ổn định pH tốt nhất. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc chưa nắm rõ về độ pH của nước, bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn miến phí.

>> Xem thêm:

Tham khảo thêm:

Tag
Chat ngay