HỆ LỌC NƯỚC RO CHO PHÒNG THÍ NGHIỆM
Tất cả chúng ta đều nghe đến hệ thống lọc nước RO có thể phục vụ cho nhiều nhu cầu khác nhau, nhưng để đáp ứng cho các ngành đặc thù sẽ có sự khác biệt trong cấu tạo. Vậy hệ lọc RO cho phòng thí nghiệm sẽ có những điểm đặc biệt nào? Chúng ta hãy cùng tham khảo và lựa chọn sản phẩm phù hợp nhất nhé.
Xem thêm:
Lõi lọc tốt nhất cho hệ thống lọc nước đóng bình 20 lít
Tóm tắt
Các yêu cầu của hệ lọc RO cho phòng thí nghiệm
Nguồn nước hệ lọc RO cho phòng thí nghiệm thường đa dạng bởi các hình thức thí nghiệm cũng như yêu cầu cấp vào các hệ thống khác nhau.
Tính chất nguồn nước cho hệ lọc RO cho phòng thí nghiệm
Dưới đây là một số tính chất cơ bản yêu cầu nguồn nước cho hệ thống thí nghiệm và các máy chuẩn phòng Lab của một đơn vị.
Table B. Soft water requirements for product wetted surfaces
- Parameter Value
- Taste None
- Smell None
- Turbidity Max 1 NTU
- Color Max 20 mg/l Pt
- Oxygen demand Max 5 mg/l KMnO4
- Total dissolved solids Max. 500 mg/l
- pH 7 – 8.5
- Hardness < 4° dH (max 70 mg/l CaCO3)
- Ammonia (NH3) Max 1 mg/l
- Ammonium (NH4+) Max 0.5 mg/l
- Iron Max 0.2 mg/l
- Nitrate (NO3-) Max 30 mg/l
- Nitrate (NO2-) Max 0.50 mg/l
- Sulfate (SO4-2) Max 100 mg/l
- Chlorine (Cl2) Max 0.2 mg/l
- Chloride (Cl-) Max 100 mg/l
- Aggressive carbon acid (CO2) Max 0 mg/l
- The total amount of micro-organism at RT Max 100/ml
- The total amount of coliform bacteria 0/100 ml
- Copper Max 0.05 mg/l
- Conductivity (mS/m) Max 100 mS/m
Đặc biệt phải đạt yêu cầu tính chất nguồn nước như: độ pH phải ổn định, hàm lượng TDS tối đa, độ cứng (độ vôi mong muốn,…).
Ngoài ra, một số đơn vị còn yêu cầu các thông số như độ dẫn điện, hàm lượng ion có trong nước,…Vì vậy, hệ thống lọc nước RO phòng thí nghiệm sẽ có sự khác biệt trong cấu tạo hệ lọc tùy theo yêu cầu của khách hàng.
Yêu cầu thiết kế
Mỗi nguồn nước có tính chất khác nhau đều yêu cầu về thiết kế máy khác nhau. Đảm bảo cấu tạo của hệ lọc RO phải đạt yêu cầu cho phòng thí nghiệm. Thông thường, phương án thiết kế sẽ được tinh gọn để tránh sự va chạm cũng như di chuyển đến các vị trí lắp đặt khác nhau.
Vì có nhiều nơi lắp đặt thường nhỏ hơn so với các hạng mục sử dụng thiết bị, nên bảng thiết kế còn phụ thuộc vào vị trí và không gian lắp đặt. Do đó, đơn vị lắp đặt hệ thống lọc nước RO tại phòng thí nghiệm cần có sự linh động.
Đặc biệt, đối với phòng thí nghiệm sẽ thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất nên yêu cầu thiết kế với độ bền cao với môi trường xung quanh, khả năng xử lý tối ưu, tránh tác động khác từ môi trường.
Công suất của hệ lọc RO cho phòng thí nghiệm
Thông thường, phòng thí nghiệm sẽ áp dụng các mức công suất từ 10 lít/giờ-300 lít/giờ. Tùy thuộc vào yêu cầu cũng như tần suất sử dụng và các loại máy cần dùng nước trong phòng thí nghiệm mà lựa chọn tối ưu và khấu hao cho các hoạt động của mình.
Ngoài ra, chúng ta có thể áp dụng hình thức chứa nước tại các bồn chuyên dụng không bị ảnh hưởng bởi môi trường để có thể lựa chọn công suất và thể tích chứa phù hợp hơn.
Sự khác biệt của hệ thống lọc nước RO thông thường và hệ lọc RO cho phòng thí nghiệm
Hệ RO thông thường
Thông thường, các hệ lọc RO tiêu chuẩn sẽ áp dụng các hình thức lọc theo cụm, model có sẵn để đáp ứng đại đa số nhu cầu dùng cho khách hàng. Hoặc các đơn vị chưa có chuyên môn sâu sẽ vận hành lựa chọn cho khách các hệ lọc được lắp đặt sẵn theo cấu tạo đã có thay vì lựa chọn theo tính chất hay thông số nguồn nước, thông số thiết bị, thông số yêu cầu đầu ra.
Tính chất nước sau lọc đạt tiêu chuẩn nước uống trực tiếp.
Cấu tạo của hệ thống RO thông thường qua các giai đoạn cơ bản như:
Lọc thô tiền xử lý → lọc tinh → lọc kim loại nặng → xử lý khuẩn → làm ngọt nước.
Hệ lọc RO cho phòng thí nghiệm
Dựa trên tiêu chuẩn tính chất nước sau lọc đạt tiêu chuẩn nước uống trực tiếp QCVN 06-1:2010 BYT. Nhưng hệ lọc RO cho phòng thí nghiệm sẽ có yêu cầu khắt khe hơn đòi hỏi sự thay đổi trong cấu tạo lọc.
Thường sẽ nâng cấp từ hệ lọc nước RO tiêu chuẩn để có thể phù hợp cho hệ lọc RO cho phòng thí nghiệm.
Các yêu cầu khác như:
- Mức độ kiểm soát pH trong suốt quá trình sử dụng
- Hàm lượng TDS – Độ dẫn điện
- Khả năng xử lý vi khuẩn và kháng khuẩn
Cấu tạo hệ lọc chuẩn cho phòng thí nghiệm
Cấu tạo thiết kế
Thông thường, thiết kế cho các phòng thí nghiệm sẽ yêu cầu về độ thuận tiện của thiết bị, tính nhỏ gọn và khả năng luân chuyển ở các vị trí.
Các thiết kế sẽ đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật, nguồn gốc xuất xứ sản phẩm. Và phải đạt yêu cầu có độ bền cao đối với môi trường xung quanh, đặc biệt đối với môi trường nhiều hóa chất trong phòng thí nghiệm. (Duloxetine)
Hệ lọc RO thường được thiết kế với các thiết bị ABS nguyên sinh, inox 304 hoặc inox 316 cao cấp. Tùy vào chi phí đầu tư và công suất mà quý khách có thể lựa chọn sản phẩm phù hợp.
Cấu tạo chức năng
Cấu tạo chính của hệ lọc RO dùng cho phòng thí nghiệm chia làm 02 phần:
Xử lý nước đạt tiêu chuẩn nước uống
Sẽ tương tự như hệ lọc RO thông thường, gồm các bước như: xử lý thô, xử lý tinh, lọc kim loại nặng, tạp chất, mùi cho đến lọc xác khuẩn, ổn định tính chất nước,…
Lưu ý về chất lượng hàng hóa:
- Độ xử lý mùi phải dùng than hoạt tính có độ hoạt tính cao
- Lõi lọc hạn chế được các tạp chất tồn tại trong nước tránh ảnh hưởng đến tính chất nước
- Màng lọc RO có thương hiệu chất lượng rõ ràng
Nâng cấp các tính chất nguồn nước theo yêu cầu
Sau quá trình lọc sạch nước tùy theo yêu cầu về nguồn nước đầu ra sẽ áp dụng các phương án khác nhau như:
- Bổ sung tăng cường xử lý khuẩn như đèn UV diệt khuẩn nước, lõi lọc xác khuẩn, RO cấp 2,…
- Xử lý thành phần ion kim loại, độ dẫn điện trong nước
- Ổn định và nâng cấp pH ở mức độ phù hợp theo yêu cầu
Đặc điểm đặc trưng trong cấu tạo hệ lọc RO phòng thí nghiệm
- Tính chất nước đạt tiêu chuẩn nước uống trực tiếp là điều kiện tiên quyết. Ngoài ra, có thể bổ sung thêm các chỉ tiêu như độ dẫn điện, độ pH, TDS,…. mà chỉ tiêu nước uống QCVN 06-1:2010 chưa đề cập.
- Công suất phải đạt yêu cầu phù hợp cho các hoạt động sử dụng.
- Cấu tạo khép kín bao gồm dây dẫn và bình chứa. Trước khi lên vòi sử dụng cần được kiểm soát các tính chất nước đặc trưng, tránh khả năng ảnh hưởng thay đổi tính chất nước về chất và lượng.
Những lưu ý khi lắp đặt hệ lọc cho phòng thí nghiệm
Khi lắp đặt hệ lọc RO dùng cho phòng thí nghiệm cần lưu ý:
- Đánh giá kiểm tra tính chất nước đầu nguồn trước khi chọn dòng máy phù hợp
- Nắm rõ thông tin yêu cầu nguồn nước đầu ra để thiết kế hệ lọc
- Không nên lựa chọn các model lọc dùng trong nước uống thông thường ứng dụng cho phòng thí nghiệm.
- Lựa chọn đơn vị có chuyên môn và kinh nghiệm xử lý nước để tối ưu về giải pháp và chi phí đầu tư hệ lọc.
- Lắp đặt hệ thống lọc nước cho phòng thí nghiệm cần kiểm tra lại tính chất nguồn nước sau lọc để đảm bảo các chỉ tiêu cần thiết.
- Các không gian lắp đặt máy cần đáp ứng và tuân theo tiêu chuẩn phù hợp với tiêu chuẩn của phòng LAB. Tránh lắp đặt hệ thống rườm rà gây ảnh hưởng đến các hoạt động thí nghiệm.
Sản phẩm lọc nước Wepar đáp ứng yêu cầu lọc nước cho phòng thí nghiệm
Đặc trưng sản phẩm hệ lọc RO cho phòng thí nghiệm nhà Wepar
- Các sản phẩm lọc nước có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
- Sản phẩm được sản xuất bằng những vật liệu lọc thân thiện với môi trường, các lõi lọc đảm bảo chất lượng đạt chuẩn và kích thước phù hợp cho các dòng máy khác nhau.
- Thiết kế theo những tính chất nguồn nước riêng biệt và linh động theo yêu cầu của khách hàng.
- Cam kết chất lượng nguồn nước sau lọc.
- Sản phẩm nhà Wepar sau khi lắp đặt đều được kiểm tra đánh giá lại tính chất nguồn nước và theo dõi trong suốt quá trình sử dụng để không làm ảnh hưởng đến các hoạt động của khách hàng.
Trên đây, là những chia sẻ về hệ lọc RO cho phòng thí nghiệm để tạo ra nguồn nước đạt chuẩn mà các cơ sở hay doanh nghiêp lắp đặt cho phù hợp với ngành nghề. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc có thể liên hệ đến Wepar để được tư vấn và hỗ trợ.