28 05-2023

Các lỗi thường gặp khi sản xuất nước đóng bình đóng chai – Cách khắc phục


Khi sản xuất nước đóng bình đóng chai dù đã được các đơn vị lắp đặt hướng dẫn khi bàn giao hệ thống cũng như theo sát trong suốt quá trình vận hành hệ thống. Tuy nhiên cũng khó tránh khỏi trường hợp các cơ sở quên hoặc vận hàng sai cách. Lỗi thường gặp khi sản xuất nước đóng bình thường là gì để các cơ sở có thể nắm và xử lý kịp thời để sản xuất hãy cùng tìm hiểu nhé.

Xem thêm

Vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất nước đóng bình đóng chai

Công nghệ sản xuất nước đóng bình đóng chai tiên tiến nhất hiện nay

Ưu nhược điểm của hệ thống sản xuất nước đóng bình đóng chai tự động

Tóm tắt

Các lỗi thường gặp khi sản xuất nước đóng bình đóng chai

Lỗi thường gặp khi sản xuất nước đóng bình.
Lỗi thường gặp khi sản xuất nước đóng bình.

Các sự cố, lỗi thường gặp khi sản xuất nước đóng bình đóng chai được chia làm 2 phần chính:

  • Phần hệ thống lọc nước liên quan đến các đường ống nước và thiết bị bơm đẩy nước trợ áp.
  • Phần hệ thống tủ điện điều khiển hệ thống.

Hãy cùng điểm sơ qua 12 sự cố thường gặp về 02 phần này để cơ sở có cái nhìn tối ưu và hướng khắc phục phù hợp để kịp vận hành, sản xuất tránh bị gián đoạn.

Hệ thống lọc nước sản xuất nước đóng bình đóng chai.
Hệ thống lọc nước sản xuất nước đóng bình đóng chai.

 Các lỗi phần nước thường gặp khi sản xuất nước đóng bình 

Các cơ sở cần quan tâm đến các lỗi phần nước thường gặp khi sản xuất nước đóng bình gồm:

1. Bơm bơm đầu nguồn chạy (ở vị trí AUTO) mà không lên nước

  • Van bồn nước chưa xử lý cấp vào bơm cấp bị khóa.
  • Bơm đầu nguồn bị “ hụt gió”.
  • Bồn nước chưa xử lý hết nước mà phao báo cạn hư không ngắt.

Cách khắc phục cho các lỗi trên: Mở van bồn, “ hay xả gió “.

2. Bơm đầu nguồn chạy mà nước ra yếu

  • Bơm đầu nguồn bị “ hụt gió”.
  • Bồn nước chưa xử lý hết nước mà phao báo cạn hư không ngắt.
  • Cánh quạt bơm bị nghẹt rác, vôi…

Cách khắc phục: Xả gió hay mở đầu bơm ra kiểm tra (nhân viên kỹ thuật hay người rành về bơm mới kiểm tra).

3. Bơm đầu nguồn chạy, bơm RO chạy mà đồng hồ báo áp vào, đồng hồ báo áp thải không lên, 2 cột báo lưu lượng không lên

Khả năng bị các lỗi sau:

  • Bơm đầu nguồn không lên nước.
  • Xoay các đầu xúc xả chưa đúng vị trí SERVICE hay ( FILTER ) nên bồn thành phẩm không có nước.
  • Bồn nước chưa xử lý hết nước mà phao báo cạn hư không ngắt.
  • Van bồn chứa chưa xử lý cấp vào bơm nguồn bị khóa.

Cách khắc phục: Kiểm tra các van, đầu xúc xả về đúng vị trí hay chưa.

4. Bơm đầu nguồn chạy, bơm RO chạy mà đồng hồ báo áp vào, báo hơi thấp hơn bình thường, đồng hồ báo áp thải báo thấp, lưu lượng nước lấy thấp, lưu lượng thải lên cao

Khả năng bị lỗi: Van chỉnh lưu lượng mở nhiều, hay van này bị hư.

Khắc phục bằng cách: Vặn van cùng chiều kim đồng hồ cho đến khi các chỉ số đúng chỉ số hoạt động. Nếu vẫn không được thì có khả năng van hư, cần thay van khác.

5. Bơm đầu nguồn chạy, bơm RO chạy mà đồng hồ báo áp vào bình thường, đồng hồ báo áp thải báo đúng áp hoạt động hay thấp hơn, lưu lượng nước lấy thấp nhiều, lưu lượng thải lên cao

Khả năng:  Màng thẩm thấu RO nghẹt.

Cách Khắc phục: Thay màng khác

6. Bơm đầu nguồn chạy, bơm RO chạy mà đồng hồ báo áp vào, đồng hồ báo áp ra bình thường, đồng hồ báo áp thải báo đúng áp hoạt động hay thấp hơn, lưu lượng nước lấy thấp nhiều, lưu lượng thải thấp nhiều

Khả năng:

  • Màng thẩm thấu RO nghẹt.
  • Bơm RO bị mất áp hay bị kẹt rác…

Cách Khắc phục: Thay màng khác hay kiểm tra bơm R.O, mở đầu bơm ra kiểm tra (tùy tình trạng bơm mà nhân viên kỹ thuật hay người rành về bơm mới kiểm tra).

7. Ống ra của bơm cấp bị phù

Khả năng:

  • Vị trí các đầu xúc xả không đúng vị trí.
  • Bị khóa van cấp vào bồn chứa trung gian.

Cách Khắc phục: Thay lại phần ống bị phù.

8. Cột composite bị móp

  • Do máy bơm cấp hoạt động mà van bồn chưa xử lý bị khóa.
  • Vị trí các đầu xúc xả không đúng vị trí.
  • Hay bật công tắc bơm cấp qua vị trí MAN.
  • Máy hoạt động ở vị trí AUTO mà bồn chưa xử lý hết nước nhưng máy vẫn chạy do phao hư không ngắt hay kẹt dây phao nhưng máy vẫn chạy do phao hư không ngắt hay kẹt dây phao.

9. Bơm bị cháy, khả năng do

  • Điện yếu.
  • Bạc đạn lỏng dẫn đến cạ ruột và cháy mô tơ.
  • Phốt bơm xì nên nước vào mô tơ.

Các lỗi về phần điện thường gặp khi sản xuất nước đóng bình 

Các lỗi về điện trong hệ thống sản xuất nước đóng bình đóng chai.
Các lỗi về điện trong hệ thống sản xuất nước đóng bình đóng chai.

1. Khi các công tắc của máy R.O bật đúng vị trí hoạt động ( AUTO ) mà máy vẫn không hoạt động

  • Phao báo cạn bị hư ( lâu ngày bị Oxi hóa hay cháy tiếp điểm làm công tắc phao không bật, cầm dây phao giật nhiều lần cho phao nhạy trở lại) hay bị rối dây phao.
  •  Cuộn coi của khởi động từ của bơm bị cháy.
  • Các tiếp điểm của công tắc xoay không tiếp điện ( do bị đóng ten hay cháy…) => Mở ra vệ sinh lại tiếp điểm.

2. Khi các công tắc của máy R.O bật đúng vị trí hoạt động ( AUTO ), bơm đầu nguồn chạy, bơm R.O không hoạt động

  • Công tắc bơm R.O không đúng vị trí của bơm được gắn trên máy.
  • Công tắc bơm R.O không tiếp điện (mở ra vệ sinh lại tiếp điểm).
  • Khởi động từ bơm R.O tiếp điểm không tiếp điện (do nhấp nhả nhiều gây cháy hay bị kiến…) => Tháo khởi động từ ra vệ sinh lại mặc tiếp điểm rồi gắn trở lại.
  • Bơm R.O hư tụ, ( bơm rung khi có điện…) => Thay tụ.
  • Bơm R.O bị kẹt quá gió, kẹt bạc đạn hay cánh quạt nước => Mở nắp chụp quạt gió ra kiểm tra ( bơm rung khi có điện).
  • Bơm R.O bị cháy => Thay bơm.

3. Khi các công tắc của máy R.O bật đúng vị trí hoạt động ( AUTO ), bơm đầu nguồn không chạy, bơm R.O hoạt động.

  • Công tắc bơm đầu nguồn không đúng vị trí của bơm được gắn trên máy.
  • Công tắc bơm đầu nguồn không tiếp điện (mở ra vệ sinh lại tiếp điểm).
  • Khởi động từ bơm đầu nguồn tiếp điểm không tiếp điện (do nhấp nhả nhiều gây cháy) => Tháo khởi động từ ra vệ sinh lại mặc tiếp điểm rồi gắn trở lại.
  • Bơm nguồn hư tụ, ( bơm rung khi có điện…) => Thay tụ.
  • Bơm đầu nguồn bị kẹt quá gió, kẹt bạc đạn hay cánh quạt nước => Mở nắp chụp quạt gió ra kiểm tra ( bơm rung khi có điện).

Một số lưu ý để tránh các lỗi thường gặp khi sản xuất nước đóng bình

  • Xả rửa hệ thống cho thật kỹ, tránh trường hợp nước bị hôi mùi và bị nghẹt.
  • Khi có sự cố xảy ra nếu không giải quyết được, xin vui lòng liên hệ phòng kỹ thuật của công ty để được hỗ trợ kịp thời.
  • Thời gian sử dụng khuyến cáo đối với lõi lọc cặn, tạp chất: 3 – 6 tháng, tùy theo độ ô nhiễm nguồn nước nên kiểm tra và có thời gian thay thế hợp lý.
  • Thời gian sử dụng khuyến cáo đối với lõi lọc xác khuẩn 0,22 micron: 8 – 12 tháng, tùy theo độ ô nhiễm nguồn nước nên kiểm tra và có thời gian thay thế hợp lý.
  • Thời gian sử dụng khuyến cáo đối với màng lọc RO: 18 -24 tháng, tùy theo độ ô nhiễm nguồn nước nên kiểm tra và có thời gian thay thế hợp lý.
  • Bóng đèn UV: 1 tháng kiểm tra 1 lần, tuổi thọ 4000 – 6000 giờ, tùy theo độ ổn định của điện lưới.
  • Vật liệu lọc bình lọc: súc rửa 2 ngày/lần. Thay thế sau 01 năm sử dụng.
  •  Máy Ozone: 1 tháng kiểm tra 1 lần, tùy theo độ ổn định của điện lưới và lượng nước.

Trên đây là một số lỗi thường gặp khi sản xuất nước đóng bình đóng chai các cơ sở cần lưu ý khi vận hành. Ngoài ra tính chất nước cũng rất dễ chịu ảnh hưởng nếu không được vận hành theo dõi phù hợp. Vì vậy hãy thực hiện định kỳ thường xuyên đánh giá, kiểm tra chất lượng nguồn nước nhằm đạt được hệ thống chất lượng không bị ảnh hưởng trong suốt quá trình sử dụng. 

Một số lỗi khi khách hàng không biết cách khắc phục hoặc chưa có kinh nghiệm xử lý hãy liên hệ ngay Wepar để được hỗ trợ tốt nhất tránh gián đoạn quá trình sản xuất các cơ sở nhé! 


Xem thêm

3 yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nước đóng bình đóng chai

Ưu nhược điểm của hệ thống sản xuất nước đóng bình đóng chai tự động

Cách để test sản phẩm nước đóng bình đóng chai có đúng chất lượng và an toàn

Chat ngay