4 12-2021

Đất nhiễm mặn là gì? Bật mí cách xử lý đất nhiễm mặn hiệu quả


Đất nhiễm mặn đang gây khó khăn trong canh tác nông nghiệp mà nhiều bà con đang gặp phải. Ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng. Đất nhiễm mặn là gì? Chúng ta đã thật sự hiểu về đất nhiễm mặn hay chưa. Hãy cùng WEPAR bổ sung những kiến thức hữu ích qua bài viết này. Và tìm ra cách xử lý đất nhiễm mặn hiệu quả.

Đất nhiễm mặn là gì? Tại sao đất bị nhiễm mặn?

Khi thấy mặt đất bị nứt, trồng cây khô cằn, kém phát triển chính là hiện tượng đất nhiễm mặn.

Đất nhiễm mặn là gì?

Đất nhiễm mặn tồn tại các loại muối hòa tan ở nồng độ cao hơn bình thường. Lâu ngày, đất không được rửa trôi mà ngày càng tích tụ lượng muối nhiều. Từ đó đất mặn được hình thành, gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của cây trồng. Thậm chí, làm vỡ tế bào cây trồng, xảy ra tình trạng mất nước và héo úa dẫn đến chết cây.

Hiện nay, để đánh giá độ mặn của đất, trên thế giới người ta dùng đại lượng EC. Đây là độ dẫn điện của đất, có đơn vị là dS/m (1dS/m = 0,64‰). Cụ thể, đất mặn là những loại đất có độ dẫn điện lớn hơn 4 dS/m ở 25oC (Richards 1954). Tương đương với nồng độ muối hòa tan khoảng 2,56 ‰ (cách tính tại Việt Nam).

Đất nhiễm mặn là gì? Bật mí cách xử lý đất nhiễm mặn hiệu quả
Đất nhiễm mặn

Lý giải tại sao đất bị nhiễm mặn?

Đất bị nhiễm mặn có 2 nguyên nhân chính dưới đây:

Sự tác động từ thiên nhiên

Trong phong hóa vật lý và trầm tích địa lý nước ngầm cũng tạo ra tích tụ muối trong đất. Bên cạnh đó, sự xâm nhập mặn cũng là một trong những nguyên nhân đất bị nhiễm mặn. Bởi nó làm gia tăng lượng natri, chủ yếu là natri clorua (muối ăn) tích tụ trên bề mặt đất. Khi đất giàu natri sẽ làm hạn chế hoặc ngăn thấm nước và thoát nước dẫn đến tích tụ muối.

Ngoài ra, nếu đất nhiễm mặn từ biển là do nước biển dâng lên cao. Đồng thời nước biển chảy theo các đường sông và nước ngầm vào sâu trong nội địa. Ở những vùng đất khô cằn, nước không thoát hơi được và không có mưa để rửa trôi đất. Vì vậy mà đất bị nhiễm mặn bởi những yếu tố trên.

Sự tác động từ con người

Khi tìm hiểu về nguyên nhân đất nhiễm mặn.  Chúng ta không thể bỏ qua sự tác động từ yếu tố con người. Đây là nguyên nhân chủ quan do chính con người tạo nên trong quá trình sinh sống và canh tác.

Việc con người sử dụng nước đầu nguồn quá mức làm cho mực nước sông thấp xuống. Điều này cũng là nguyên nhân khiến cho nước sông bị nhiễm mặn do nước biển xâm lấn vào sâu trong đất liền.

Một số cách xử lý đất nhiễm mặn hiệu quả

Đất mặn vẫn canh tác được nếu có phương pháp cải tạo đúng cách. Có các biện pháp xử lý nước nhiễm mặn như sau, mời mọi người tham khảo:

Xử lý đất mặn bằng biện pháp sinh học

Chọn và lai tạo các loại cây trồng chịu mặn. Chẳng hạn như trồng rừng trên đất mặn, bảo vệ rừng ngập mặn và các hệ sinh thái ngập mặn. Thay vì trồng lúa mì sang lúa mạch vẫn có thể sinh tồn khi đất mặn.

Xử lý bằng biện pháp bón vôi

Ở đồng bằng sông Cửu Long, hạ nguồn sông Mê Kông thường áp dụng phương pháp bón vôi cho đất mặn. Vôi là CaCO3 sẽ kết hợp với các ion muối Na+, K+ … Kết quả là giải phóng Na+ ra khỏi keo đất sẽ tạo thuận lợi cho việc rửa mặn. Sau khi bón vôi cho đất, nên bón thêm phân xanh và phân hữu cơ. Điều này làm tăng lượng mùn cho đất, giúp vi sinh vật phát triển. Đặc biệt, đất tơi xốp hơn, giảm tỉ lệ sét, tăng tỷ lệ hạt limon và hạt keo.

Rửa mặn bằng hệ thống thủy lợi 

Dẫn nước ngọt vào ruộng, cày, bừa, sục bùn để các muối hòa tan và ngâm ruộng. Sau đó tháo nước ra kênh, sông…

Việc rửa mặn sẽ được tiến hành trong nhiều mùa, tùy theo điều kiện nguồn nước ngọt có sẵn. Song song với việc rửa mặn, cần tiến hành tiêu nước ngầm, hạ thấp dưới mức cho phép. Ngoài ra, nên đắp đê ngăn nước biển, xây dựng hệ thống mương máng tưới tiêu hợp lý. Mục đích không cho nước biển tràn vào do hoạt động thủy triều và sóng biển.

Xây dựng hệ thống tưới nhỏ giọt khử mặn cho đất

Tưới nhỏ giọt là một phương pháp xử lý đất mặn khá hiệu quả. Ngoài ưu điểm tiết kiệm nước, còn làm tăng năng suất cây trồng. Hơn thế nữa, tưới cây theo kiểu nhỏ giọt sẽ giúp canh tác tốt trên đất nhiễm mặn.

Áp dụng biện pháp canh tác

Sử dụng kỹ thuật canh tác cũng là một trong những giải pháp xử lý đất mặn thuận lợi nhất. Cày sâu không lật, xới nhiều lần, cắt đứt mao quản làm cho muối không bốc lên mặt ruộng. Cải tạo đất bằng luân canh cơ cấu cây trồng và vật nuôi cũng là một cách canh tác. Đối với những khu vực đất mặn sát biển thì có thể nuôi trồng thủy sản và trồng cây chịu mặn.

Đất bị nhiễm mặn dẫn đến tình trạng nguồn nước nhiễm mặn

Máy lọc nước mặn thành ngọt
Máy lọc nước mặn thành ngọt

Khi đất nhiễm mặn, ít hoặc nhiều cũng sẽ ảnh hưởng đến nguồn. Ngoài ảnh hưởng đến trồng trọt, nếu sử dụng nước này để sinh hoạt, nấu ăn hoặc uống trực tiếp. Sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng.

Nguồn nước bị nhiễm mặn, cần sử dụng hệ thống lọc nước chuyên nghiệp. Xử lý nước nhiễm mặn để đáp ứng cho đời sống sinh hoạt của con người. Không chỉ riêng nước nhiễm mặn, có khi một nguồn nước gặp phải nhiều tình trạng ô nhiễm chung. Chẳng hạn như nước nhiễm mặn vừa nhiễm hóa chất độc hại mà mắt thường không thể nhìn thấy.

WEPAR là đơn vị cung cấp hệ thống xử lý nước hiệu quả và chất lượng. Với kinh nghiệm xử lý các nguồn nước có tính chất đặc biệt: nhiễm mặn, nhiễm lợ, nhiễm phèn…Mọi nguồn nước khó đã có lọc nước WEPAR.

WEPAR sẽ hỗ trợ khách hàng kiểm tra nguồn nước đang gặp vấn đề gì? Sau đó, tư vấn và lựa chọn hệ thống lọc phù hợp để vừa tiết kiệm chi phí vừa mang lại hiệu quả cao. Đội ngũ kỹ thuật viên nhiệt tình, chuyên nghiệp sẽ hỗ trợ lắp đặt và hướng dẫn sử dụng tận tình.

Cùng tham khảo hệ thống xử lý nước nhiễm mặn tại đây!

Tham khảo video hệ thống xử lý nước nhiễm mặn

 

CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG WEPAR

  • Tổng công ty: 181 Bình Long, Phường Bình Hưng Hòa A, Quận Bình Tân, TP HCM
  • Hotline: 0902975550 – 0934195657 – 0902640009
  • Email: [email protected]
Chat ngay