Đánh giá thực trạng đất nhiễm mặn ở Việt Nam
Hiện nay, đất nhiễm mặn đang là mối đe dọa của nhiều tỉnh ven biển ở nước ta. Gây khó khăn trong canh tác nông nghiệp, thiếu hụt nước sinh hoạt, nước bị nhiễm mặn. Thực trạng đất nhiễm mặn ở Việt Nam đang là vấn đề quan trọng cần giải quyết. Cụ thể sẽ được đánh giá trong bài viết dưới đây.
Tóm tắt
Thực trạng đất nhiễm mặn ở Việt Nam
Với đường biển trải dài từ Bắc vào Nam, nhiều khu vực gần biển thường xuyên bị nhiễm mặn. Theo số liệu thống kê: đất bị nhiễm mặn có diện tích khoảng 1 triệu hecta và chiếm khoảng 3% diện tích tự nhiên cả nước. Tập trung chủ yếu ở Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL). Ngoài ra, nhiều tỉnh duyên hải miền Trung có diện tích đất nhiễm mặn lên đến vài chục ngàn ha. Chẳng hạn như các tỉnh Quảng Bình, Hà Tĩnh, Ninh Thuận…
Nguyên nhân gây ra đất nhiễm mặn
Ngoài nguyên nhân biến đổi khí hậu, thời tiết cực đoan thì tình trạng đất nhiễm mặn còn do:
Quá trình tác động của con người, sử dụng phân bón quá mức hoặc không phù hợp.
Nạn phá rừng, làm nước biển dâng, mực nước ngầm ảnh hưởng đến tầng sinh môn.
Đánh giá thực trạng đất nhiễm mặn ở Đồng bằng Sông Cửu Long (2019 -2020)
ĐBSCL nằm ở cuối nguồn sông Mê Công và đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội của nước ta. Vùng được đánh giá là một trong ba đồng bằng châu thổ lớn của thế giới đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi biến đổi khí hậu. Hiện nay, ở đây có hơn 700 ngàn ha đất mặn và nhiễm mặn. Nhiều địa bàn bị mặn xâm nhập vào sâu trong nội đồng từ 30 – 40km.
Thực trạng đất nhiễm mặn ở ĐBSCL thường xuất hiện các năm có cực đoan về khí hậu, thời tiết. Cụ thể, một số mùa khô có mức độ nhiễm mặn nặng nề ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống ĐBSCL. Dẫn chứng như: 1977-1978, 1997-1998, 2015-2016 và nay là 2019-2020 đều do cực đoan khí hậu, thời tiết gây ra.
Theo ông Tiến sĩ Tô Văn Trường – chuyên gia độc lập về tài nguyên nước và môi trường, nguyên Viện trưởng Viện Quy hoạch Thủy lợi Miền Nam đánh giá: “Nước mặn trên các sông năm nay cho đến hiện tại cơ bản tương tự và cao hơn chút ít so với năm 2016. Tuy nhiên thiệt hại (tính đến đầu tháng 3) cho thấy năm nay thấp hơn rất nhiều so với đợt hạn mặn năm 2015-2016”.
Thực trạng đất nhiễm mặn ở các tỉnh miền Trung
Cũng vào những năm có cực đoan, các tỉnh miền Trung đã phải hứng chịu nhiều thiệt hại nặng nề do quá trình xâm nhập mặn. Thiệt hại nặng nề nhất là các khu vực nằm dọc hạ lưu sông Thu Bồn (Quảng Nam).
Tại các huyện dọc sông Thu Bồn như Điện Bàn, độ xâm nhập mặn gấp 12-13 lần so với mức cho phép. Ông Nguyễn Đắc Hà – người dân Đội 2, Duy Phước – cho biết: Nhà ông có 7 sào lúa, một ít rau màu nhưng nay toàn bộ cây trồng đã bị khô cháy. Nước mặn tràn vào khiến nước không thể tưới tiêu được. Thực trạng đất nhiễm mặn ở các tỉnh miền Trung cũng thiệt hại không kém so với ĐBSCL giai đoạn 2019-2020.
Ảnh hưởng của đất nhiễm mặn đến phát triển kinh tế và đời sống sinh hoạt
Đất bị nhiễm mặn là nguồn đất có số lượng muối hòa tan vượt ngưỡng cho phép. Thực trạng đất nhiễm mặn có tác động nghiêm trọng đến các chức năng của đất. Chẳng hạn như giảm năng suất nông nghiệp, chất lượng nguồn nước…thậm chí làm xói mòn đất.
Chất lượng đất suy giảm còn làm giảm khả năng cây trồng lấy nước và vi chất dinh dưỡng. Chúng tập trung các ion độc hại và làm suy giảm cấu trúc của đất.
Trong sinh hoạt, đất nhiễm mặn sẽ dẫn đến nguồn nước bị nhiễm mặn. Sử dụng nước bị nhiễm mặn trong ăn uống, sinh hoạt sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng. Cụ thể dễ mắc nhiều bệnh nghiêm trọng về hệ tiêu hóa, bệnh viêm da…
Giải pháp cải tạo đất và nước nhiễm mặn
Để khắc phục thực trạng đất nhiễm mặn cho người dân. Hiện nay có nhiều biện pháp cải tạo đất nhiễm mặn cho cây trồng được sử dụng phổ biến như:
- Áp dụng biện pháp rửa trôi sạch sẽ lượng muối trong đất sẽ làm rễ cây không bị hạn chế các hoạt động sinh lý. Từ đó giúp cây hấp thu tốt dưỡng chất có trong đất.
- Sử dụng các biện pháp thủy lợi bằng cách xây dựng hệ thống đê điều ngăn nước biển xâm nhập. Người dân có thể sử dụng các bao nilon trữ nước để tưới tiêu hằng ngày cho cây.
- Cày sâu, đưa các chất CaCO3, CaSO4 ở sâu trong đất lên phía trên mặt đất cũng là cách để cải tạo đất. Tránh dùng nước mặn để tưới cho cây trồng và tránh sự bốc hơi nước của cây. Người dân nên tăng cường bón phân đạm, kali vào trong đất để bổ sung chất dinh dưỡng cho đất. Biện pháp bón vôi, canh tác trên đất mặn cũng khá hiệu quả.
Khi đất bị nhiễm mặn thì nguồn sẽ gây ảnh hưởng đến nguồn nước ở đó. Chính là nguyên nhân dẫn đến nước sinh hoạt của hộ dân nhiễm mặn. Giải pháp biến nước mặn thành nước ngọt cho các hộ gia đình, đơn vị kinh doanh hoặc nhà vườn…là sử dụng máy lọc nước mặn.
Đứng trước thực trạng đất nhiễm mặn ở các tỉnh miền Tây và ĐBSCL. Khi nguồn nước sinh hoạt bị nhiễm mặn, nên sử dụng hệ thống xử lý để mang lại hiệu quả tối ưu. Máy lọc nước WEPAR là đơn vị chuyên cung cấp hệ thống xử lý nước chuyên nghiệp, hiện đại. Công suất đa dạng từ 250 lít/ giờ,…đến 1500 lít/ giờ phù hợp với nhiều nhu cầu khác nhau từ gia đình, cơ sở sản xuất, trường học, bệnh viện…
Tham khảo hệ thống máy lọc nước nhiễm mặn của WEPAR tại đây.
Có cơ hội đồng hành cùng người dân ở ĐBSCL trong nhiều đợt chống nhập mặn. Đội ngũ kỹ thuật WEPAR đã có kinh nghiệm chuyên môn trong việc xử lý nước nhiễm mặn hiệu quả.
CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG WEPAR
- Tổng công ty: 181 Bình Long, Phường Bình Hưng Hòa A, Quận Bình Tân, TP HCM
- Hotline: 0902975550 – 0934195657 – 0902640009
- Email: [email protected]